Định hướng giải pháp chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 125 - 131)

6. Bố cục của luận án

3.3.2 Định hướng giải pháp chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông

Với định hướng chính là sử dụng nước từ 2 kho nước chính Nam, Bắc Tây Nguyên để tái điều hoà phân bổ cho các lưu vực lân cận, nội dung này đề xuất các định hướng giải pháp cho các cụm lưu vực sông, các nội dung này cũng đã được trao đổi tham vấn các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương thông qua các hình thức khác nhau.

3.3.2.1 Từ sông Sê San sang lưu vực Trà Khúc – tỉnh Quảng Ngãi

Trên thượng nguồn sông Sê San, nhánh Đăk Bla, hiện có thủy điện Thượng Kon Tum đã tích nước vận hành phát điện (2 tổ máy) chuyển nước sang lưu vực sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 548 triệu m3. Theo QTVH liên hồ trên sông Sê San, hồ Thượng Kon Tum phải vận hành xả nước liên tục về hạ du sông Đắk Nghé không nhỏ hơn 5,8 m3/s đối với các tháng II, III và tháng IV; không nhỏ hơn 3,3 m3/s đối với các tháng XII, I, V và tháng VI. Như vậy về mặt nguồn nước, mặc dù vùng sông Trà Khúc không thiếu nước nhưng vẫn được bổ sung nguồn nước khoảng 548 triệu m3/năm.

Định hướng: Giải pháp chính đối với cụm lưu vực này là kiến nghị điều chỉnh quy trình

vận hành liên hồ chứa, liên lưu vực sông trên lưu vực sông Sê San và sông Trà Khúc nhằm điều hoà nguồn nước từ thuỷ điện Thượng Kon Tum, kết hợp với các công trình khác trên hai lưu vực sông, phát huy tối đa hiệu quả đa mục tiêu của công trình. Trong đó ngoài mục tiêu phát điện là mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cả lưu vực cho nước là vùng hạ lưu sông Sê San và lưu vực nhận nước là lưu vực sông Trà Khúc.

3.3.2.2 Từ sông Sê San sang lưu vực sông Ea Hleo thuộc tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk

Vùng sông Ea Hleo thuộc tỉnh Gia Lai, hiện trạng thiếu khoảng 65÷145 triệu m3, tương lai thiếu khoảng từ 66÷175 m3/năm, thời gian thiếu từ tháng II đến tháng IV hàng năm trong đó khả năng tự đáp ứng được từ nguồn nước ngầm là khoảng 325 triệu m3/năm. Tổng nhu cầu cần điều hòa phân bổ của cả 2 vùng nêu trên là rất lớn cùng với việc chuyển nước sang sông Trà Khúc 548 triệu m3 hàng năm, vượt quá khả năng “cho” nước của lưu vực sông Sê San. Trong tính toán cân bằng nước thử dần với điều kiện biên là lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn 195 m3/s tại phía sau thủy điện Sê San 4A theo quy định của QTVH. Kết quả cho thấy tổng lượng có thể chuyển tối đa ra khỏi lưu vực sông Sê San là 500÷700 triệu m3, tương ứng lưu lượng bình quân các tháng là 32÷45 m3/s, lượng nước có thể điều hòa tái phân bổ sang vùng sông Ba là 200÷400 triệu m3

tương ứng với lưu lượng khoảng từ 10÷20m3/s, từ tháng II÷VIII hàng năm; lượng nước có thể điều hòa tái phân bổ sang vùng sông Ea Hleo là 65÷175 triệu m3, tương ứng với lưu lượng từ 6÷18m3/s, từ tháng I÷IV hàng năm.

Định hướng: Vùng hạ lưu lưu vực sông Ea Hleo – Ea Lốp thuộc tỉnh Gia Lai – Đắk

Lắk có cao độ từ khoảng 150÷300m và nằm liền kề sông Sê San, là vùng thường xuyên bị hạn nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, đây là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu chuyển nước từ sông Sê San sang khu vực trung lưu và hạ lưu sông Ea Hleo. Đề xuất giải pháp xây dựng đường hầm, đường ống kín dẫn nước từ sông Sê San từ cao trình +500m (MNDBT hồ Ialy là 515m), dẫn nước qua các huyện Chư Pảh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông về cao trình khoảng 400m tại huyện Chư Pưh, tiếp nước cho vùng sông Ea Hleo bao gồm các huyện Chư Prông của Gia Lai và huyện Ea Soup của tỉnh Đắk Lắk như Hình 3.5.

Với định hướng này sẽ phải lập đề án chuyển đổi nhiệm vụ của hồ Ialy và các hồ thuỷ điện bậc thang khác phía hạ du sông Sê San và lập dự án nghiên cứu chi tiết dự án chuyển nước từ sông Sê San sang khu vực sông Ea Hleo và khu vực sông Ba.

3.3.2.3 Từ sông Ba sang lưu vực sông Kôn – tỉnh Bình Định

Hiện nay trên sông Ba có 02 công trình chuyển nước sang sông Kôn. Thủy điện Vĩnh Sơn C, chắn diện tích lưu vực 77km2, chiếm 0,5% diện tích toàn lưu vực và chiếm 2,24% diện tích phân vùng, dung tích trữ hữu ích là 35 triệu m3 khai thác Qo = 2,52 m3/s, chiếm 3,26% Qo của phân vùng. Hàng năm công trình này chuyển nước sang sông Kôn khoảng 70 triệu m3/năm.

Thủy điện An Khê phía dưới thủy điện Ka Năk điều hòa nước từ hồ Ka Năk và phát điện chuyển nước sang sông Kôn, chắn diện tích lưu vực 1.236 km2, chiếm 9% diện tích toàn lưu vực, dung tích trữ của cả 02 hồ là 340 triệu m3; khai thác Qo = 27,8 m3/s, chiếm 8% Qo của toàn lưu vực sông Ba. Hàng năm cụm công trình Ka Năk – An Khê chuyển sang sông Kôn khoảng 480 triệu m3. Tổng cộng hàng năm vùng Nam Bắc An Khê nói riêng và sông Ba nói chung chuyển sang vùng sông Kôn khoảng 550 triệu m3/năm trong khi chỉ trả về vùng hạ du sông Ba khoảng 140 triệu m3 trong giai đoạn mùa khô, chiếm khoảng 20% khả năng điều tiết của các hồ chứa.

Trên cơ sở đề xuất tái điều hòa nước nội vùng sông Ba từ thủy điện An Khê – Ka Năk để hỗ trợ tưới cho khoảng 10.000 ha đất cây hàng năm và cây lâu năm cũng như thay đổi quy trình vận hành để đảm bảo dòng chảy tối thiểu phía sau hồ Ka Năk và hồ An Khê. Lượng nước cần tái phân bổ về hạ lưu sông Ba là khoảng từ 50÷70 triệu m3 (3÷4,5m3/s), chiếm khoảng 30% tổng lượng nước phát điện xả nước về sông Kôn, hay nói cách khác là đề xuất giảm khoảng 30% lượng nước phát điện chuyển nước về sông Kôn trong giai đoạn mùa cạn từ tháng II đến tháng VIII hàng năm.

a. Định hướng giải pháp phi công trình: (1) Giải pháp trong ngắn hạn là điều chỉnh QTVH hiện tại: quy định xả tăng thêm trong mùa cạn để duy trì dòng chảy tối thiểu hạ du hồ thủy điện An Khê; (2) Giải pháp trong dài hạn là lập quy trình vận hành liên hồ, liên lưu vực sông Ba-sông Kôn để phát huy lợi ích tổng hợp của việc kết nối nguồn nước không chỉ mang tính liên hồ mà còn mang tính liên vùng, liên lưu vực sông. Khi các nguồn nước được kết nối với nhau, việc cần thiết là phải tổ chức quản lý vận hành dựa trên nền tảng tối ưu.

b. Định hướng giải pháp công trình trên lưu vực cho nước – lưu vực sông Ba: Giải pháp chuyển đổi khoảng ½ dung tích hữu ích của hồ Ka Năk phục vụ tưới, xây dựng bổ sung dung tích trữ, điều tiết dòng chảy bằng các hồ chứa nước mới trên lưu vực cho nước (sông Ba) như hồ Đăk Tô Kông, Suối Lơ, Xa Woong có nhiệm vụ kết hợp cấp nước tưới tại chỗ đồng thời bổ sung nước tưới cho hạ du khi hồ Ka Năk không cấp nước cho nông nghiệp.

c. Định hướng giải pháp công trình trên lưu vực cho nước - sông Kôn tỉnh Bình Định: - Giải pháp nâng tối đa dung tích hồ chứa nước Định Bình: Nâng mực nước dâng bình thường của hồ từ cao trình hiện tại +91,93 m lên đạt cao trình +97 m để tăng dung tích trữ toàn bộ của hồ từ 226 triệu m3 lên đạt khoảng 297 triệu m3 (tăng khoảng 71 triệu m3 tương ứng khoảng 31% dung tích so với hiện tại). Phần dung tích tăng thêm sẽ được trữ từ chính nguồn nước tại lưu vực hồ hằng năm vẫn thường xuyên dư thừa phải xả lũ và điều tiết từ các hồ chứa thủy điện Trà Xom,Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, Vĩnh Sơn C. Về mặt địa hình có thể tiếp tục nâng cao dung tích hồ chứa nước Định Bình hơn nữa nhưng sẽ tác động tới các nhà máy thủy điện thượng lưu cũng như không đáp ứng đủ nguồn nước để trữ.

- Kết nối kênh Tây hồ Định Bình với khu tưới Thượng Sơn: Đề xuất kết nối kênh Tây hồ Định Bình với khu tưới Thượng Sơn. Phương án kết nối này sẽ cung cấp nước ổn định trên 3.500 ha của 06 xã thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định nằm trong phạm vi cấp nước hệ thống thủy lợi Thượng Sơn sẽ được 02 nguồn nước lớn Nhà máy thủy điện An Khê (hồ An Khê-Ka Năk), hồ Định Bình đấu nối để hạn chế tối đa rủi ro hạn hán, thiếu nước phát huy hiệu quả kinh tế xã hội

- Giải pháp kết nối hồ Định Bình và nâng cao tối đa dung tích hồ Hội Sơn, hồ Hội Khánh: Giải pháp này đề xuất nâng cao trình đỉnh đập, nâng cấp tràn xả lũ 02 hồ chứa này nhằm tăng tối ưu dung tích trữ, kết nối hồ Định Bình với hồ Hội Sơn, kết nối hồ Hội Sơn với hồ Hội Khánh để tăng khả năng cấp nước cho vùng sông La Tinh khoảng 5.000÷7.000 ha

- Giải pháp kết nối tuyến kênh Văn Phong – đến đập Cây Gai: Trong trường hợp giải pháp lấy nước trực tiếp từ hồ Định Bình không khả thi, một giải pháp khác có thể thay thế một phần là nối các tuyến kênh hiện có trong vùng để nâng cao hiệu quả tưới: kết nối kênh Văn Phong – đến kênh đập Cây Gai như Hình 3.5.

3.3.2.4 Từ sông Đa Nhim sang vùng Ninh Thuận và Nam Khánh Hòa

Các phân tích đánh giá cân bằng nước cho thấy hiện tại và tương lai vùng cho nước đều là vùng thiếu nước, vùng nhận nước chủ yếu là vùng sông Cái Phan Rang hiện tại thiếu nước nhưng tương lai đủ nước, các vùng phụ cận sông Cái Phan Rang hiện tại và tương lai đều thiếu nước. Như vậy về mặt định hướng cần phải tái điều hòa nguồn nước sao cho phù hợp lợi ích ở cả vùng cho nước và nhận nước.

Hồ chứa Đơn Dương chắn diện tích lưu vực khoảng 770 km trên sông Đa Nhim chiếm 21% diện tích toàn lưu vực sông Đồng Nai vùng Tây Nguyên và chiếm 37% diện tích phân vùng sông Đa Nhim, dung tích trữ hữu ích là 155 triệu m3 khai thác Qo = 22,5 m3/s (Wo=710 triệu m3), chiếm 45% Qo của phân vùng sông Đa Nhim. Hàng năm công trình này chuyển nước sang sông Cái Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận khoảng 570 triệu m3/năm. Hiện nay công trình này đang chuẩn bị hoàn thành bổ sung đường ống chuyển nước thứ 3 và khi đó năng lực chuyển nước sẽ còn tăng lên từ 20÷33%.

Hỗ trợ cấp nước phục vụ sản xuất cho khu vực hạ lưu sông Đa Nhim thuộc huyện Đơn Dương khoảng 10.000 ha và xả đảm bảo dòng chảy môi trường sau hồ chứa với tổng lượng nước trong giai đoạn mùa kiệt khoảng 80÷100 triệu m3/năm.

a. Định hướng giải pháp phi công trình: Chuyển đổi 1 phần dung tích trữ thành nhiệm vụ tưới của thuỷ điện Đa Nhim bao gồm lập đề án nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng của công trình thành công trình cấp nước tưới kết hợp phát điện để đảm bảo an ninh nguồn nước và an ninh lương thực. Thực tế hiện nay các loại hình điện gió, điện mặt trời đang phát triển rất mạnh ở khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận, đây là nguồn điện tại chỗ thay thế cho thủy điện Đa Nhim đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực như hiện nay.

b. Định hướng nhóm giải pháp ở vùng, lưu vực cho nước sông Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng: Đề xuất giải pháp xây dựng bổ sung công trình xả đáy – cống lấy nước cho hồ Đơn Dương để xả nước về hạ du đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu theo luật định: Cần tính toán xác định dòng chảy tối thiểu vùng hạ du sông Đa Nhim thuộc huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng. Lập dự án tưới cho khu vực sản xuất hạ du hồ Đơn Dương ven sông Đa Nhim, hiện nay khu vực này sản xuất rau – hoa rất phát triển với diện tích khoảng 10.000 ha, kiến nghị thiết kế bổ sung công trình cống lấy nước để cấp nước phục vụ sản xuất cho khu vực hạ lưu sông Đa Nhim thuộc huyện Đơn Dương.

c. Định hướng nhóm giải pháp ở vùng, lưu vực nhận nước sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận

- Đề xuất kết nối nước nguồn nước tỉnh Ninh Thuận: Phương án đề xuất xây dựng tuyến công trình đường ống chuyển nước tổng chiều dài tuyến đường ống chính khoảng 65 km, 01 tuyến đường ống nhánh ra vùng ven biển chiều dài khoảng 13,5 km; có 03 nguồn nước lớn hồ Sông Cái, nguồn nước sau thủy điện Sông Ông (bậc dưới Đa Nhim), hồ Sông Than đấu nối vào hệ thống để đảm bảo hiệu quả cấp nước, phòng chống hạn hán, cấp nước cho 12.000 ha như Hình 3.5.

- Giải pháp nâng cấp mở rộng quy mô trữ của các công trình hiện có: Một số công trình hồ chứa nước hiện trạng trong những năm vận hành xuất hiện nhiều năm dư thừa nước phải tiến hành xả lũ nên giải pháp trữ được lượng nước dư này để điều tiết cho những năm ít nước, nâng từ điều tiết năm lên điều tiết nhiều năm sẽ gia tăng dung tích trữ nước,

tăng hiệu quả cấp nước của công trình. Căn cứ trên bình đồ địa hình vùng lòng hồ, tuyến công trình đầu mối và đường quan hệ dung tích, tác động ngập lụt tại thượng lưu, diện tích lưu vực hứng nước,… đề xuất giải pháp nâng cao trình đỉnh đập, nâng cấp tràn xả lũ nhằm tăng tối ưu dung tích trữ hồ chứa nước Trà Co, Lanh Ra để có thể nâng cao dung tích 02 hồ chứa này trữ thêm phần lượng nước dư phải xả trong mùa lũ của những năm thừa nước cấp cho năm thiếu nước.

d. Định hướng nhóm giải pháp ở vùng, lưu vực nhận nước phía Nam tỉnh Khánh Hoà: Trên cơ sở đánh giá sơ bộ tài liệu nguồn nước tự nhiên và trong các công trình, tài liệu địa hình, hiện trạng thuỷ lợi trên địa bàn Cam Ranh và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tài liệu dự án thuỷ lợi Tân Mỹ. Nghiên cứu đề xuất 02 phương án như Hình 31 để tiếp nước sang địa bàn tỉnh Khánh Hoà như sau:

- Phương án 1: Đề xuất lấy nước từ cống lấy nước hồ Sông Cái hỗ trợ tưới cho các khu tưới của hồ Trà Co và hồ Sông Sắt để giảm nhu cầu nước từ hồ sông Sắt (Wtb = 69,3 triệu m3), phần dung tích không sử dụng này khoảng 20÷40 triệu m3, từ hồ sông Sắt chuyển sang khu vực khan hiếm nguồn nước TP Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa bằng giải pháp đường hầm (khoảng 10km), đường ống tiếp nước vào thượng nguồn hồ Suối Hành (đã có, Wtb = 9,5 triệu m3) và thượng nguồn hồ sông Cạn dự kiến.

- Phương án 2: Xây dựng đường ống từ cuối đường ống Tân Mỹ về vùng Cam Ranh với tổng lượng nước tiếp về phía Nam tỉnh Khánh Hòa khoảng 30 triệu m3. Cả hai phương án cần tính toán đánh giá kỹ để so chọn phương án hợp lý về kinh tế kỹ thuật trong giai đoạn đầu tư và quản lý vận hành khi xây dựng xong.

3.3.2.5 Từ sông Đa Nhim sang vùng Bắc Bình Thuận

Kết quả cân bằng nước cho thấy vùng phía sau thủy điện Đại Ninh không thiếu nước nhưng vùng Bắc Bình Thuận vẫn thiếu nước cả hiện tại và tương lai, do vậy vẫn phải phát huy hiệu quả sử dụng nước phía sau thủy điện Đại Ninh kết hợp với hồ sông Luỹ đang xây dựng (khoảng 100 triệu m3) cho vùng Bắc Bình Thuận.

Hồ chứa nước Sông Lũy có diện tích lưu vực 310 km2, dung tích trữ nước toàn bộ 99,9 triệu m3, mực nước dâng bình thường +126,1 m, được hoàn thành vào năm 2021 có vị trí công trình đầu mối thuộc địa phận xã Phan Lâm-Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh

để cấp cho các nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn huyện Bắc Bình, chuyển nước sang các lưu vực sông ven biển huyện Tuy Phong, lưu vực sông Cái Phan Thiết.

Định hướng: Tuy khu vực đã có nguồn nước đảm bảo, nhưng cần thiết phải nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 125 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)