Xuất định hướng giải pháp chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông Tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 122 - 125)

6. Bố cục của luận án

3.3 xuất định hướng giải pháp chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông Tây

Nguyên và Nam Trung Bộ

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả và tác động các dự án chuyển nước hiện có theo bộ 05 tiêu chí đã xây dựng, cơ sở khoa học và thực tiễn về điều hoà phân bổ nguồn nước liên vùng liên lưu vực sông cũng như bộ 06 chỉ số được lượng hoá từ kết quả tính toán điều hoà phân bổ nguồn nước, các đánh giá về khả năng cho nhận nước trên mỗi vùng, mỗi lưu vực sông, phần này đề xuất định hướng các giải pháp điều hoà phân bổ nguồn nước liên vùng, liên lưu vực sông gồm các nhóm giải pháp công trình và phi công trình vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ

3.3.1 Định hướng điều hòa chuyển nước từ các kho nước chính trong khu vực

Kết quả đánh giá nguồn nước cho thấy khu vực Bắc Tây Nguyên, vùng thượng nguồn sông Sê San thuộc tỉnh Kon Tum, có nguồn nước dồi dào (13 tỷ m3) và nhu cầu nước rất thấp. Khu vực này có mùa mưa kéo dài, diện tích rừng che phủ lớn và đặc biệt là địa hình đồi núi cao nên nhu cầu sử dụng nước rất thấp. Ngoài ra vùng biên giới hiện có các hồ thủy điện Sê San 4, 4A có dung tích trữ có thể điều hòa nguồn nước để trả lại dòng chảy tối thiểu sang Campuchia theo thỏa thuận. Đây chính là kho nước phía Bắc của Tây Nguyên có thể điều hòa phân bổ cho các khu vực khác trong vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Khu vực Nam Tây Nguyên, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và nhánh sông Krông Knô trên địa bàn phía Bắc tỉnh Lâm Đồng và các phần tiếp giáp của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông có nguồn nước dồi dào (16 tỷ m3) và nhu cầu nước ở mức rất thấp. Khu vực này với lượng mưa lớn, kéo dài từ tháng V đến tháng XI hàng năm, diện tích rừng che phủ lớn và địa hình đồi núi nên nhu cầu sử dụng nước thấp. Đây là kho nước lớn phía Nam Tây Nguyên, có thể điều hòa phân bổ cho các khu vực lân cận bao gồm các tỉnh khô hạn Nam Trung Bộ.

Vùng Nam Trung Bộ có khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi ở các lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn và Trà Bồng Trà Khúc cũng là kho nước rất lớn trong vùng (35 tỷ m3), tuy nhiên do đặc điểm địa hình không thuận lợi nên tương lai gần chưa định hướng khai thác nguồn nước ở kho nước này cấp cho các lưu vực khác mà chỉ nên khai thác phân bổ nội vùng trên địa bàn từ TP. Đà Nẵng đến Quảng Ngãi như điều hoà nguồn nước

giữa sông Vu Gia và Thu Bồn, chuyển nước từ sông Thu Bồn sang kênh Phú Ninh, chuyển nước từ sông Vệ về sông Trà Câu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)