6. Bố cục của luận án
3.2.1 Cơ sở thực tiễn khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ
3.2.1.1 Cơ sở về phân bố lượng mưa
Lượng mưa hàng năm vùng Nam Trung Bộ khác biệt rất lớn trên các lưu vực sông, khoảng từ 800mm÷2.500mm/năm, mùa mưa ngắn nhưng lũ chính vụ rất cực đoan trong khi vùng Tây Nguyên có mùa mưa dài hơn và lũ chính vụ không quá cực đoan như vùng Nam Trung Bộ với lượng mưa tương đối đồng đều trên các lưu vực sông, khoảng từ 1.400mm÷2.000mm/năm. Lưu vực có mưa lớn nhất vùng Tây Nguyên là lưu vực sông Đồng Nai liền kề với các lưu vực sông có lượng mưa trung bình thấp nhất cả nước, nằm trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài ra vùng Nam Trung bộ có 08 tháng mùa khô có lượng mưa rất thấp, trong khi ở các vùng mưa lớn thuộc Nam Trung Bộ (lượng mưa >3.000mm/năm) thì lượng mưa cũng tập trung chủ yếu ở các tháng mùa lũ từ tháng IX÷XII. Đây là tiền đề quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp điều hòa phân bổ nguồn nước theo không gian, từ vùng có nhiều nước sang vùng ít nước.
3.2.1.2 Cơ sở về sự lệch pha mùa mưa – mùa khô giữa các vùng
Mùa mưa hàng năm vùng Tây Nguyên kéo dài khoảng 06 tháng, từ khoảng tháng V đến tháng X, trong khi mùa khô Nam Trung Bộ kéo dài 8 ÷ 9 tháng, từ tháng I đến hết tháng VIII, IX (trừ vùng Nam Bình Thuận). Như vậy có khoảng 4 ÷ 5 tháng, từ tháng V đến tháng VIII, IX hàng năm là thời điểm lệch pha giữa mùa mưa vùng Tây Nguyên và mùa khô vùng Nam Trung Bộ, đây là tiền đề quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp điều hòa phân bổ nước dựa trên sự lệch pha theo không gian - thời gian, từ vùng thừa nước sang các vùng thiếu nước ở cùng một thời điểm.
3.2.1.3 Cơ sở về hình thái sông ngòi và địa hình địa mạo
Hai vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ có đặc thù địa hình địa mạo và hình thái sông ngòi khác biệt tạo nên nhiều điểm, khu vực thuận lợi cho việc xây dựng các công trình chuyển nước từ vùng Tây Nguyên xuống vùng Nam Trung Bộ. Vùng Tây Nguyên có
biến từ khoảng 250m÷2.500m trong khi vùng Nam Trung Bộ cao độ phổ biến là từ 10m÷100m ở vùng đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi với xu hướng cao dần về phía Tây Nguyên. Các dòng sông lớn vùng Tây Nguyên chạy vuông góc với đầu nguồn các sông vùng Nam Trung Bộ như sông Đa Nhim, sông La Ngà, sông Đăk Bla; hoặc các dòng sông lớn chạy song song với các đầu nguồn của các con sông vùng Nam Trung Bộ như sông Ba vùng Đông Bắc tỉnh Gia Lai. Đây là cơ sở rất quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm điều hòa phân bổ nước giữa các vùng.
3.2.1.4 Cơ sở về khả năng khai thác nguồn nước dưới đất
Nước dưới đất vùng Tây Nguyên rất phong phú và phổ biến, đáp ứng được một phần nhu cầu nước trong khi vùng Nam Trung Bộ nguồn nước dưới đất rất hạn chế, dễ dàng bị xâm nhập mặn nên không có khả năng khai thác quy mô lớn. Sự khác biệt này có nguyên nhân chủ yếu là sự khác biệt về độ dốc địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ giữa 02 vùng. Vùng Tây Nguyên có độ che phủ rừng khoảng 46% với khoảng 25% diện tích đất đỏ bazan và khoảng 52% diện tích đất xám trên nền địa hình đồi núi thấp, thung lũng nên khả năng trữ nước từ mùa mưa sang mùa khô để hình thành nguồn nước dưới đất tốt hơn rất nhiều so với vùng Nam Trung Bộ. Tuy có độ che phủ tương đương (46%) nhưng sông ngòi vùng Nam Trung Bộ có độ dốc thuỷ lực lớn trong khi đất đai chủ yếu là đất cát, đất sét pha cát không có khả năng giữ nước nên không thể hình thành tầng nước ngầm phục vụ sản xuất như vùng Tây Nguyên.
3.2.1.5 Cơ sở về đặc điểm hạn hán thiếu nước
Hạn hán thiếu nước trên các lưu vực sông có sự khác biệt rõ rệt, hạn hán trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ cao điểm vào các tháng từ tháng II đến tháng VII hàng năm trong khi cao điểm hạn hán vùng Tây Nguyên chỉ vào tháng III, IV hàng năm. Như vậy ở các thời điểm vùng Tây Nguyên không bị hạn hán thiếu nước có thể hỗ trợ để giảm bớt tình trạng khan hiếm nước ở vùng Nam Trung Bộ. Đây là cơ sở quan trọng trong việc lượng hóa nguồn nước có thể điều hòa tái phân bổ giữa các vùng và các lưu vực sông.
Ở dạng phân bố theo không gian, vùng Nam Trung Bộ có thể bị hạn hán thiếu nước ở tất cả các tỉnh trong vùng, trong khi vùng Tây Nguyên chỉ có một số khu vực có đặc điểm mưa, địa hình và thổ nhưỡng khác biệt nên thường xuyên bị hạn, bao gồm: (i) Vùng trung lưu sông Ba thuộc các huyện Ayun Pa, Ia Pa và Krông Pa thuộc tỉnh Gia
Lai; (ii) Vùng hạ lưu sông Ea Hleo thuộc huyện Ea Soup, M’ Đrăk (Đắk Lắk) và huyện Chư Prông (Gia Lai); (iii) Vùng hạ lưu sông Srêpôk thuộc các huyện Cư Jut, Đăk Mil và Krông Nô thuộc tỉnh Đăk Nông.
3.2.1.6 Cơ sở về đặc điểm phát triển công trình thủy lợi
Do đặc thù địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi thoải dạng bát úp và các vùng núi cao phía Bắc tỉnh Kon Tum, vùng tiếp giáp giữa Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, phần lớn diện tích không thuận lợi để xây dựng các hồ chứa và hệ thống tưới quy mô lớn, hiện tại chỉ có công trình thủy lợi Ayun Hạ là có quy mô trữ và tưới lớn nhất khu vực Tây Nguyên, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ với quy mô cấp nước cho từ 10 ha ÷ 500 ha là chủ yếu sử dụng nước mặt và nước ngầm để tưới.
Vùng trung lưu và hạ lưu của các sông lớn thuộc vùng Nam Trung Bộ có địa hình thuận lợi để xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn với quy mô tưới >10.000 ha, hầu hết các tỉnh đều có các hệ thống tưới lớn như hệ thống Thạch Nham, Tân An – Đập Đá, Đồng Cam, Nha Trinh – Lâm Cấm…và là vùng sản xuất chính của mỗi tỉnh. Các khu tưới vùng Nam Trung Bộ sử dụng nguồn nước mặt để tưới là chính, các khu vực có nước ngầm tập trung ven các vùng cát ven biển chủ yếu được khai thác tưới cho hoa mầu trong vụ Đông Xuân và nuôi trồng thủy sản.
3.2.1.7 Cơ sở về hiện trạng các công trình thủy điện
Hiện tại hầu hết các vị trí thuận lợi chiến lược để xây dựng công trình tích trữ, điều tiết nước trên các dòng sông đều đã xây các hồ thuỷ điện. Các thuỷ điện vùng Tây Nguyên bao gồm 2 loại chính, loại công trình thủy điện nhỏ là các công trình điều tiết ngày đêm nằm trên các sông suối nhỏ, loại hình này không có tác dụng nhiều trong việc hỗ trợ cấp nước do không có dung tích điều tiết trữ nước. Loại còn lại là các công trình có quy mô lớn nằm trên dòng chính các dòng sông Tây Nguyên với dung tích trữ và điều tiết hàng năm rất lớn, khoảng 4 tỷ m3, đây là nguồn nước trữ quý giá của vùng Tây Nguyên, tuy nhiên hầu hết các hồ chứa thủy điện lớn trong vùng hiện nay không có nhiệm vụ cấp nước trực tiếp mà chỉ hỗ trợ xả bổ sung nước cho hạ du để tưới với diện tích rất nhỏ so với quy mô trữ nước của các hồ. Một trong những nguyên nhân chính là do các công trình nằm ở các vị trí không thuận lợi cho việc cấp nước phục vụ sản xuất (trừ phát điện) và địa hình vùng Tây Nguyên cũng không thuận lợi cho việc cấp nước tưới theo kiểu
Trung Bộ, đặc biệt là các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, nơi vùng hạ lưu có thể phát triển mở rộng diện tích tưới nhưng thiếu nước và phần lớn sử dụng hệ thống kênh mương tưới tự chảy.
Chi tiết đánh giá xem trong Phụ lục 4: Tổng hợp các công trình hiện trạng, quy hoạch thủy lợi, thủy điện toàn vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
3.2.1.8 Cơ sở thực tiễn các hệ thống chuyển nước hiện có trong khu vực
Các công trình chuyển nước từ các lưu vực sông vùng Tây Nguyên xuống Nam Trung Bộ, dù còn nhiều bất cập, nhưng một số công trình vẫn đang ngày càng phát huy hiệu quả rất tốt, cung cấp nguồn nước rất quý giá cho sinh hoạt và sản xuất của một số tỉnh khô hạn như tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Hàng năm tỉnh Ninh Thuận nhận nước từ thủy điện Đa Nhim hỗ trợ tưới cho khoảng 3/4 đất canh tác hàng năm và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 50% dân số của tỉnh. Tương tự như vậy, thủy điện Đại Ninh hàng năm cũng cung cấp nước hỗ trợ tưới cho khoảng 80% diện tích đất canh tác hàng năm vùng phía Bắc tỉnh Bình Thuận và là nguồn nước cung cấp, dự trữ quý giá cho các hoạt động sinh hoạt và du lịch của 1/3 diện tích tỉnh Bình Thuận.
3.2.1.9 Cơ sở pháp lý
Hiện tại Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Chiến lược Tài nguyên nước quốc gia, Chiến lược Thủy lợi đều “cho phép” hoặc “thúc đẩy” nhóm giải pháp về việc chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước, cụ thể: Luật Thủy lợi 08/2017/QH14: Trong Luật Thủy lợi đã quy định rất rõ về vấn đề điều hòa nước (Khoản 1, Điều 2), nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi: “Việc xây dựng các công trình thủy lợi phải tính đến khả năng điều hòa, chuyển, phân phối, sử dụng nước giữa công trình thủy lợi và nguồn nước khác” (Điều 15).
Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm và nguyên tắc: “Hoạt động thủy lợi phải bảo đảm hài hòa với nguồn nước, chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối nước giữa các mùa, vùng, lưu vực sông trên phạm vi toàn quốc”. Như vậy về mặt chiến lược ngành hoàn toàn có cơ sở cho việc cần có các giải pháp điều hòa phân bổ nước liên vùng, liên lưu vực sông.
Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13: Trong Luật Tài Nguyên nước đã quy định nguyên tắc điều hòa, phân bổ nguồn nước tại Điều 16, trong đó yêu cầu việc “phân bổ hài hoà lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu”. Quy định tại Điều 54 về nội dung điều hòa, phân phối tài nguyên nước phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, khả năng thực tế của nguồn nước, kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước cũng như mức độ ưu tiên cho sinh hoạt khi thiếu nước. Đối với nội
phải dựa trên các căn cứ cụ thể, bao gồm cả các ràng buộc theo các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Tóm lại: Dựa trên đánh giá kinh nghiệm thực tiễn các hệ thống chuyển nước lớn trên thế giới và tại Việt Nam, cùng với việc nghiên cứu đánh giá điều kiện tương quan và tương phản về khí hậu, nguồn nước giữa hai vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ; phân tích sự liên kết về địa hình địa mạo và hình thái sông ngòi; đặc điểm phát triển thuỷ lợi, cơ cấu nhu cầu sử dụng nước cũng như diễn biến tình trạng hạn hán thiếu nước theo không gian và theo thời gian trong khoảng 30 năm vừa qua trong khu vực cho thấy có đầy đủ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý và rất nhiều tiềm năng cho việc điều hoà, phân bổ lại nguồn nước trên các lưu vực sông giữa 02 vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ và trong từng phân vùng nhằm liên kết nguồn nước, giảm thiểu rủi ro an ninh nước và phòng chống hạn hán thiếu nước trên quy mô liên vùng.