6. Bố cục của luận án
2.4 Kết luận chương 2
Các hệ thống chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ đã được hình thành và đi vào vận hành trong nhiều năm qua với mục tiêu phát điện là chính, mục tiêu cấp nước chỉ là mục tiêu mang tính hỗ trợ khi tiếp nhận và sử dụng nguồn nước có hiệu quả hơn. Các dự án chuyển nước dù mang lại những hiệu quả nhất định cho các lưu vực nhận nước nhưng cũng đã tạo ra hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước ngoại lai (như ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận), trong khi lưu vực cho nước lại chịu tác động bất lợi rất lớn như tại sông Ba, sông Đa Nhim. Các quy định pháp lý về các dự án chuyển nước tại Việt Nam hiện nay là khá rõ ràng, tuy nhiên đã chậm hơn so với thực tiễn vận hành của các dự án chuyển nước. Trên cơ sở các tiêu chí đã được nghiên cứu trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, nội dung của chương này đã xây dựng được 03 bộ tiêu chí gồm 05 tiêu chí đánh giá tác động và hiệu quả của các hệ thống chuyển nước liên lưu vực sông phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Hình 2.21 Sơ đồ logic tính toán đánh giá và đề xuất định hướng giải pháp chuyển nước liên vùng liên lưu vực sông dựa trên bộ chỉ số I1-I6 và chu trình 06 bước tính
Nội dung của chương này cũng đã hoàn chỉnh được phương pháp và bộ công cụ đảm bảo độ tin cậy để tính toán đánh giá nguồn nước, cân bằng nước và điều hoà phân bổ nguồn nước liên vùng liên lưu vực sông. Việc xây dựng 06 bước tính toán đánh giá điều hoà phân bổ nguồn nước và xác định các giải pháp chuyển nước bằng 06 chỉ số định lượng và định tính với bộ công cụ tập trung đánh giá cân bằng nước liên lưu vực sông đã hoàn chỉnh được cơ sở lý luận và công cụ tính toán nhằm đánh giá khả năng điều hoà phân bổ nước liên vùng, liên lưu vực. Nội dung của chương tiếp theo sẽ là kết quả áp dụng các phương pháp nghiên cứu này nhằm cụ thể hoá các mục tiêu của nghiên cứu.
CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN, ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHUYỂN NƯỚC LIÊN VÙNG