Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật T ốtụng dân sựViệt Nam 2004, trong đócóchế định hòa giả

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 102 - 104)

Thực tiễn xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật chứng minh rằng không phải bất cứ quy định nào của Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng đều rất cụ thể, rõ ràng mà còn có những quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, rất khó áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trong lĩnh vực TTDS cũng vậy. Cho nên, để hiểu và áp dụng đúng, thống nhất những quy định đó đòi hỏi phải cósựgiải thích của cơquan nhànước cóthẩm quyền.

Xuất phát từthực tiễn áp dụng BLTTDS cho thấy: giữa các cơquan bảo vệpháp luật, giữa những người thực thi công vụthi hành pháp luật, những người chấp hành pháp luật và đặc biệt làgiữa các Thẩm phán, trong một sốtrường hợp

đã không nhận thức thống nhất vềmột quy phạm pháp luật cụthểhoặc cóthể

do quy phạm pháp luật quy định không được cụthể, rõ ràng nên dùhiểu được tinh thần chính thống của quy phạm pháp luật đó, song lợi dụng sựsơ hở, sự

chưa chặt chẽ nên đã hiểu sang một cách khác có lợi cho mình. Nhà nước ta

đòi hỏi mọi người phải sống vàlàm việc theo Hiến pháp vàpháp luật nên mọi quy phạm pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh vàthống nhất.

Trong thực tiễn áp dụng BLTTDS vềhòa giải vụviệc dân sựcho thấy có một số quy định trong Bộ luật còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ1: Việc ra quyết định đối với vụ án ly hôn trong trường hợp hòa giải thành, vợ

chồng về đoàn tụ nhưng nguyên đơn không rút đơn. Trường hợp này có hai cách hiểu khác nhau:

- Cách hiểu thứ nhất cho rằng, nên ra quyết định công nhận hòa giải

- Cách hiểu thứ hai cho rằng, chỉ có thể ra quyết định công nhận sự

thỏa thuận của các đương sựvì pháp luật không quy định cóthểra quyết định khác trong trường hợp hòa giải thành.

Ví dụ2: Điều 311 của Bộ luật quy định: "Tòa án áp dụng những quy

định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết việc dân sự...". Với quy định này đã cóhai quan điểm khác nhau vềvấn đề hòa giải việc dân sự.

- Quan điểm thứnhất cho rằng, theo quy định tại Chương 13 Phần thứ

hai BLTTDS thì việc hòa giải chỉ áp dụng cho các vụ án dân sự, còn các việc dân sựthì Bộ luật này không quy định Tòa án phải hòa giải. Do vậy, khi giải quyết các việc dân sự, Tòa án không phải tiến hành hòa giải, kể cả việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản... [20].

- Quan điểm thứhai cho rằng, việc hòa giải việc dân sựkhông trái với quy định của BLTTDS thì vẫn được ghi nhận. Trong một số trường hợp, khi giải quyết việc dân sự, Tòa án tiến hành hòa giải để đương sựthỏa thuận với nhau vềmột sốvấn đề cần giải quyết [12].

Vậy cần hiểu các quy định của pháp luật trong các ví dụ trên như thế

nào? Tất nhiên, câu trả lời chính xác nhất đó là cần phải có sự giải thích, hướng dẫn của cơquan cóthẩm quyền.

Hàng năm, TANDTC đều có hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm toàn ngành và đưa ra những quan điểm hướng dẫn đối với một số vụ án cụ thể để

các Tòa án có căn cứ giải quyết các vụ việc tương tự. Song đó chỉ là những quan điểm chỉ đạo của các tòa chuyên trách của TANDTC, không phải là văn bản hướng dẫn thi hành nên việc áp dụng thường bịhạn chế.

Trong những năm gần đây, Viện Khoa học xét xử thuộc TANDTC thường xuyên yêu cầu các Tòaán tổng hợp những vướng mắc trong quátrình áp dụng pháp luật đểViện tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các văn

bản hướng dẫn và sửa đổi luật cho phù hợp. Gần đây nhất, ngày 30/7/2009, Viện khoa học xét xử đã có Công văn số 113/TANDTC-KHXX gửi các Tòa

án yêu cầu tiến hành rà soát và tổng hợp những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của BLTTDS, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất phương án hoàn thiện để làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS. Đây là một việc làm rất khoa học và thiết thực cần phải được phát huy trong quá

trình xây dựng vàhoàn thiện pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)