BLTTDS hiện hành không quy định về hòa giải việc dân sự. Do vậy, thực tiễn áp dụng giữa các Thẩm phán rất khác nhau. Có những Thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải với một số việc dân sự. Chẳng hạn, khi đương sự yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, Thẩm phán vẫn hòa giải để các
đương sự về đoàn tụ với nhau hoặc trường hợp đương sự yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Thẩm phán cũng hòa giải để họ rút yêu cầu, đảm bảo sự ổn định cuộc sống cho đứa trẻ… Song cũng có một sốThẩm phán cho rằng pháp luật không có quy định nên không tiến hành hòa giải. Quan niệm nhưvậy sẽkhông phùhợp với quy định của Luật Hôn nhân vàgia
đình năm 2000.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định về hòa giải việc dân sự theo hướng sau:
- Quy định những việc dân sựphải tiến hành hòa giải. Chẳng hạn, khi Tòaán thụlýgiải quyết việc dân sựvềhôn nhân vàgia đình thìbắt buộc phải tiến hành hòa giải. Đối với các yêu cầu khác, Tòaán cóthể hòa giải nếu thấy cần thiết. Trường hợp không hòa giải được mới quyết định mởphiên họp giải quyết việc dân sự.
- Quy định thủ tục tiến hành hòa giải. Có thể quy định theo hướng: Tòaán áp dụng các quy định của Bộ luật này về thủtục tiến hành hòa giải vụ án dân sự đểhòa giải việc dân sự.
- Quy định về việc ra quyết định trong trường hợp hòa giải thành các việc dân sự theo hướng: Trường hợp các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau vềnội dung yêu cầu của đương sựthì Tòaán ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của đương sự. Trường hợp trong quátrình hòa giải người yêu cầu tự
nguyện rút yêu cầu thìTòaán ra quyết định đình chỉgiải quyết việc dân sự…
3.2.1.9. Cần bổsung quy định vềviệc công nhận sự thỏa thuận của các đương sựngoài Tòaán