Giai đoạn từn ăm 1974 đến năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

Đểkhắc phục những tồn tại của chế định hòa giải trong hệthống pháp luật, nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các vụ án dân sự, ngày 30/11/1974 TANDTC đã ban hành Thông tưsố 25/TATC hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS [47]. Đây là văn bản pháp luật quy định khá đầy đủ, cụthểcác vấn đề vềhòa giải trong tốtụng dân sự.

- Về thẩm quyền hòa giải, Thông tư này quy định hầu hết các tranh chấp dân sự đều được hòa giải tại cấp huyện, trừ một sốtrường hợp cụthể do các văn bản pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và những trường hợp không được hòa giải như việc ly hôn khi bị đơn là người mất trí, việc kiện về hôn nhân và gia đình xét thấy phải xử lýbằng biện pháp tiêu hôn, các việc tranh tranh chấp vềthân phận con người nhưsinh đẻ, chết, kết hôn, truy nhận cha cho con ngoài giá thú..., các việc thuận tình ly hôn, việc kiện dân sự mà nội dung là giao dịch bất hợp pháp, việc kiện dân sự đòi hỏi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cố ý xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, việc kiện dân sựdo Viện kiểm sát nhân dân khởi tố...

- Yêu cầu vềhòa giải, thông tưquy định rõhòa giải phải cósựtựnguyện thực sự của đương sự; nội dung thỏa thuận phải đúng với chính sách, pháp luật; hòa giải phải vừa tích cực, vừa kiên trì đểcóthể giải quyết nhanh chóng vụkiện, nhưng nếu cókhảnăng hòa giải thành thìcóthểhòa giải nhiều lần.

- Về thủ tục và phương pháp hòa giải, Thông tư quy định rõ khi hòa giải, bắt buộc các đương sự phải có mặt. Các đương sự có quyền ủy nhiệm cho người đại diện hợp pháp của họ, trừ nguyên đơn và bị đơn trong vụ án ly hôn. Dự sự cũng được triệu tập đến phiên hòa giải nếu việc hòa giải có liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Tư cách của những người được triệu tập

đến phiên hòa giải phải được Tòa án xác định trước khi tiến hành hòa giải. Nếu trong những người được Tòaán triệu tập đến phiên hòa giải màcóngười vắng mặt thì Tòaán phải hoãn phiên hòa giải. Nếu đã triệu tập lại mà vẫn có người vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành hòa giải hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp không thể tiến hành hòa giải được do bị đơn cố tình giấu địa chỉ hoặc đang bị tạm giam, tạm giữthì Thẩm phán lập biên bản ghi rõlýdo không hòa giải được rồi tiếp tục điều tra, xác minh vàquyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trước khi hòa giải, Thẩm phán phải điều tra, nắm vững nội dung vụ kiện, các yêu cầu và chứng cứ của đương sự. Cần tránh lối hòa giải "cầu may"; Cần giải thích pháp luật cóliên quan đến vụkiện để các đương sựhiểu rõ quyền lợi của họ; Cần giải quyết các mắc mứu về tâm tư, tình cảm của đương sự; Cần phải dựa vào đoàn thểquần chúng để tiến hành hòa giải vàcần phải cóthái độ khách quan, không thiên vịbên nào khi hòa giải.

Trường hợp hòa giải thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên, biên bản hòa giải thành chỉ cótác dụng xác nhận sựviệc chứchưa có giá trị thi hành. Tòa án cần ra một quyết định công nhận việc hòa giải thành thì các thỏa thuận mới có giá trị chấp hành. Nếu hòa giải không thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải không thành tiếp tục điều tra, xác minh vàquyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, nếu các bên thỏa thuận, hòa giải được với nhau thì Thư ký ghi vào biên bản phiên tòa, Thẩm phán không cần lập biên bản hòa giải thành. Trong trường hợp này, Tòa án không ra bản án màra quyết định công nhận việc hòa giải thành. - Về hiệu lực của các quyết định công nhận hòa giải thành, thông tư quy định các quyết định công nhận việc hòa giải thành có hiệu lực như bản án. Các đương sự, Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định công nhận việc hòa giải thành của Tòa án cấp sơ thẩm trong thời

gian quy định như đối với bản án. Các quyết định sơ thẩm có hiệu lực và quyết định công nhận việc hòa giải thành của cấp phúc thẩm được thi hành nhưbản án. Nếu quyết định công nhận việc hòa giải thành đã cóhiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì vụ kiện sẽ được xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm. Trường hợp người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan thấy việc thỏa thuận của nguyên đơn, bị đơn có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì người đó có quyền chống quyết định. Đối với quyết định chưa có hiệu lực pháp luật màchỉcó mình người cóquyền lợi, nghĩa vụliên quan chống quyết định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ thẩm, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết các khoản mà người cóquyền lợi, nghĩa vụliên quan chống lại.

Sau khi giải phóng miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả nước cùng bắt tay xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1980 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng đất nước trong tình hình mới. Ngày 24/7/1981, TANDTC đã ban hành Thông tư số 81/TATC hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, quy định: "Cần kiên trì hòa giải nhằm góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ, gia đình, bảo đảm sản xuất vàcông tác... và phải quán triệt phương châm hòa giải, khuyến khích sự tương trợ lẫn nhau giữa các đương sự, bảo đảm cho việc xét xửcó lý, cótình vàtạo thuận lợi cho việc thi hành án" [48].

Năm 1986, Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, hệthống pháp luật nói chung vàchế định hòa giải nói riêng đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, không phát huy được hiệu quả khi áp dụng.

Ngày 12/7/1989, TANDTC đãban hành Công văn số125/NCPL, hướng dẫn vềthủtục hòa giải. Nội dung của Công văn đã hướng dẫn kháchi tiết, cụ

thể về trình tự, thủtục hòa giải các vụ án dân sự[49]. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là văn bản hướng dẫn mang tính chất nội bộcủa ngành và vẫn chưa khắc phục được những hạn chếcủa chế định hòa giải.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)