Đa số các ý kiến cho rằng, BLTTDS không điều chỉnh những vấn đề
ngoài Tòa án nên Tòa án không thể công nhận những thỏa thuận của đương sự ởngoài Tòaán. Thực tiễn khi giải quyết các vụviệc dân sự, ngoài việc hòa giải do Tòa án tiến hành, các đương sự cũng có thể tự thỏa thuận hoặc hòa giải với nhau thông qua người trung gian thứba khác, nhưng họmuốn Tòa án công nhận sựthỏa thuận của họbằng một quyết định.
Ví dụ1: Nguyễn Thị Minh cho Nguyễn Anh Khoa vay 100.000.000đ.
Đến hạn, anh Khoa không trả tiền cho chị Minh. Chị Minh đến đòi nợ anh Khoa, anh Khoa nhất trí trả nợ cho chị Minh nhưng xin kéo dài thời gian trả
nợ là 1 năm và nhất trí trả lãi cho chị Minh theo mức lãi suất do Ngân hàng công bốtương ứng với từng thời điểm. Hai bên đồng ývới thỏa thuận này, họ
muốn Tòaán công nhận sựthỏa thuậnđó của họ bằng một quyết định nhưng lại không muốn khởi kiện vụ án vì trong vụ án đòi nợ thì mức án phí đã quá
rõ ràng và họ cũng đã tự nguyện thỏa thuận nên không cần sự can thiệp của Tòaán. Với vụviệc này, hiện nay tại Tòaán tồn tại hai quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứnhất cho rằng, Tòaán có thểthụ lýviệc dân sựvà ra quyết định công nhận sựthỏa thuận của họvới mức lệphícủa việc dân sự.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, nếu họ muốn Tòa án ra quyết định thì
phải khởi kiện vụ án dân sự và mức án phí được tính là 50% mức án phí mà
họphải chịu theo quy định của pháp luật.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứnhất vì ở đây, Tòaán chỉphải mở
phiên họp đểxem xét thỏa thuận của họxem cóphải do các bên tựnguyện không, có phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội không rồi ra quyết
định công nhận thỏa thuận của họmàkhông cần phải làm các thủtục khác. Ví dụ2: Hà Văn Quý kiện đòi chia di sản thừa kế với Hà Văn Kết và
Hà Thị Hằng. Quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, các đương sự đã tự
rút đơn vì sợ sau khi rút đơn, các đương sự sẽ thay đổi ý kiến nên họ muốn Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ. Song nếu Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ thì họ phải chịu rất nhiều án phí
trong khi Tòaán chưa phải làm gìcả.
Đối với trường hợp này, một số Thẩm phán đã thuyết phục các đương sự đểcho "chắc ăn" thì phải chấp nhận nộp 50% án phí để Tòaán ra quyết định. Song cómột sốThẩm phán rất thông minh đãgợi ýcho đương sựlàm biên bản thỏa thuận chia tài sản chung, trong đó ghi nhận sựthỏa thuận của các đương sựrồi nguyên đơn rút đơn để Tòaán đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, các
đương sựcũng không phải chịu nhiều án phí vàTòaán cũng không lúng túng trong việc ra quyết định mà đương sự cũng yên tâm vì biên bản chia tài sản chung sẽcóhiệu lực pháp luật ngay sau khi được công chứng hoặc chứng thực.
Từsựphân tích trên có thể thấy rằng, cần thiết phải bổsung quy định vềviệc công nhận sựthỏa thuận của các đương sựngoài Tòaán.
Trong điều kiện kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc mở rộng và phát huy vai trò của các hình thức hòa giải tranh chấp như: hòa giải ở cơ sở, hòa giải thông qua trọng tài..., nên chăng từng bước hình thành chế định Thẩm phán hòa giải tại các TAND cấp huyện với các thủ tục giải quyết đơn giản cho các vụ việc dân sự không phức tạp, tranh chấp vềtài sản có giátrị không lớn... Việc xác lập chế định Thẩm phán hòa giải sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng các tranh chấp mà không phải qua thủ tục tốtụng phức tạp, thậm chí Tòa án có thể chỉ là người làm chứng cho việc thỏa thuận của các bên tranh chấp nếu được các đương sựyêu cầu và
công nhận các thỏa thuận đó nếu không trái pháp luật [28, tr. 145].