Giai đoạn từ năm 1959 đến năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)

Năm 1960, Luật Tổchức TAND được ban hành. Tại Điều 16 quy định: "Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hòa giải những tranh chấp về dân sự... và hướng dẫn công tác hòa giải ở xãvàkhu phố" [30].

Ngày 25/9/1961, TANDTC ban hành Thông tưsố1080/TATC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tổ chức TAND, đã quy định: "Trong khi thực hiện thẩm quyền mới, các Tòa án nhân dân thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phốphải luôn chú ý đầy đủ đến việc hòa giải, giáo dục nhân dân vàxây dựng tư pháp xã. Cần đề phòng khuynh hướng đưa ra xét xử nhiều việc mà thiếu kiên trì hòa giải, giáo dục các đương sựvànhân dân" [47].

Tại Thông tưsố2421/TATC ngày 29/12/1961 của TANDTC cũng đã

quy định rõ: "Về nguyên tắc, việc hòa giải của Tòa án không có Hội thẩm nhân dân tham gia" [47].

Tại Điều 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan cóthẩm quyền sẽ điều tra và hòa giải, hòa giải không được thì Tòaán sẽtiến hành xét xử" [29].

Theo Thông tư số 03/NCPL ngày 03/3/1966 thì "việc hòa giải trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình không bắt buộc phải theo những hình thức nhất định mà tùy theo tình hình và yêu cầu của từng vụ án mà quyết định. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có thể tiến hành hòa giải sau khi thẩm vấn" [47].

Tại báo cáo tổng kết công tác ngành Tòaán năm 1966 đã nhấn mạnh việc tiếp tục tăng cường công tác hòa giải của TAND các cấp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân vàgia đình [46].

Nhìn chung, trong giai đoạn từnăm 1959 đến năm 1974, pháp luật về

hòa giải các vụ việc dân sự của nước ta hầu như không phát triển, chủ yếu thực hiện theo các văn bản đã được ban hành từgiai đoạn trước. Các quy định về hòa giải các tranh chấp dân sự được áp dụng trong giai đoạn này còn rất nhiều điểm chưa hợp lýnhưchưa quy định về thời hạnđương sựcóquyền đề

nghịthay đổi lại sựthỏa thuận; không quy định cho Tòaán ra quyết định công nhận hòa giải thành màchỉ lập biên bản hòa giải thành; chưa quy định Tòa án

cấp nào có quyền hủy bỏbiên bản hòa giải thành của Tòa án cấp huyện... nên việc thực hiện không tránh khỏi những vướng mắc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)