2.2.1. Khái quát về kế toán quản trị doanh nghiệp
2.2.1.1. Các khái niệm kế toán quản trị
Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về KTQT, có thể xác định 2 cách tiếp cận KTQT phổ biến:
Cách tiếp cận thứ nhất là từ góc nhìn của NQT. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới như: Kaplan (1998), Ronald W. Hilton (1999), Garrison, Noreen and Brewer (2007, 2012, 2016, 2018), William N. Lanen và cộng sự (2013), Horngren và cộng sự (2014),... Dưới góc nhìn này, KTQT được coi là công cụ hỗ trợ NQT thực hiện các chức năng quản lý. Chẳng hạn, theo giáo sư Ronald W. Hilton (Mỹ, 1999), KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị mà NQT dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt
động của tổ chức. Tương tự như vậy, Garrison và cộng sự (2018) cho rằng, KTQT có liên hệ đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức và có trách nhiệm trong điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ
chức. Để thực hiện vai trò này, KTQT cũng phải thực hiện quy trình công việc của kế toán là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin.
Các tổ chức nghề nghiệp như: Viện Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) và Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) cũng đứng trên quan điểm của NQT khi nhìn nhận KTQT là một công việc chuyên nghiệp tham gia vào quá trình RQĐ, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo chuyên sâu giúp NQT kiểm soát, xây dựng và thực hiện chiến lược của DN (IMA, 2008). Trong môi trường năng động và cạnh tranh như hiện nay, KTQT là một phần của quá trình quản trị, hướng về các quá trình xử lý và kỹ thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất các nguồn lực của tổ chức, hỗ trợ NQT hoàn thành niệm vụ gia tăng giá trị cho khách hàng và cổ đông (IFAC, 2002).
Cách tiếp cận thứ hai là từ góc nhìn của chủ sở hữu DN. Dưới góc nhìn này, KTQT là việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến QĐ để tạo ra, bảo vệ, đảm bảo và làm tăng giá trị cho chủ sở hữu của các tổ chức vì lợi nhuận hoặc tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư (CIMA, 2015). CIMA (2015) còn nhấn mạnh, KTQT là sự giao thoa giữa tài chính và quản trị, là một công cụ giúp các tổ chức đưa RQĐ tốt hơn bằng cách trích ra giá trị từ thông tin. Cách tiếp cận này cho thấy KTQT ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của chủ sở hữu DN và hướng tới mục đích cuối cùng là tạo ra và duy trì giá trị của DN.
Nếu sử dụng Lý thuyết người đại diện (Agency Theory) để giải thích thì không có nhiều sự khác biệt giữa 2 cách tiếp cận về KTQT nói trên. Theo Lý thuyết người đại diện, mặc dù có những lợi ích khác nhau nhưng chủ sở hữu DN có thể sử dụng nhiều công cụ, trong đó có công cụ KTQT để kiểm soát hoạt động của NQT nhằm đạt được lợi ích mà chủ sở hữu mong muốn. Nói cách khác, KTQT là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ NQT thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, khái niệm KTQT được đề cập trong Luật kế toán Việt Nam (2003, 2015): “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán để
hoạch định và kiểm soát hoạt động của đơn vị”. Cụ thể hơn các nội dung của KTQT trong DN, Thông tư số 53/2006-TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn:“… KTQT là công việc của từng DN, nhằm cung cấp các thông tin về hoạt
động nội bộ của DN như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các QĐ ngắn hạn và đầu tư dài hạn;… nhằm phục vụ
việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định…”
Quan điểm về KTQT của các nhà nghiên cứu ở một số trường ĐH khối kinh tế như: Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh… cũng tương đồng với quan điểm của các nhà nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên thế giới, đó là đứng từ góc độ của NQT khi cho rằng KTQT là một công cụ hữu ích hỗ trợ NQT thực hiện các chức năng quản lý. Đồng thời, KTQT còn là môn khoa học có đối tượng và phương pháp nghiên cứu cụ thể: “KTQT là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính về hoạt động SXKD một cách cụ
thể, phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và ra quyết định quản lý trong nội bộ tổ chức nhằm tối đa hoá các mục tiêu” (Trần Thị Hồng Mai & Đặng Thị Hoà, 2020).
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, mặc dù có cách trình bày khác nhau, được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau nhưng ở góc độ nào, KTQT cũng được đánh giá là một hoạt động đan xen không thể tách rời với công việc quản lý, có vai trò cung cấp những thông tin hữu ích để NQT có cơ sở đưa ra các QĐ trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý, góp phần tạo và duy trì giá trị DN thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Theo tác giả, kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính hỗ trợ hoạt động quản trị, tư vấn cho nhà quản trị các cấp ra quyết định nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạch định, tổ
chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của DN. Đây cũng chính là quan
điểm xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DN của Luận án.
2.2.1.2. Đặc điểm của kế toán quản trị
Dưới góc độ là một công cụ quản lý, KTQT là một công cụ hữu hiệu, một bộ phận thiết yếu của quản trị DN trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý vì nó cung cấp cho NQT những thông tin hữu ích, kịp thời, toàn diện để lựa chọn và đưa ra các QĐ cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình, bao gồm: QĐ liên quan đến hoạch định, QĐ liên quan đến tổ chức, QĐ liên quan đến lãnh đạo và kiểm soát.
Dưới góc độ là một phần của hệ thống thông tin quản lý, KTQT là một phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế toán với chu trình xử lý thông tin gồm 3 bước: (1) thu thập thông tin đầu vào; (2) xử lý và phân tích thông tin; (3) cung cấp thông tin
về quá trình hình thành, phát sinh chi phí và thu nhập, kết quả khi lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch của DN.
Dưới góc độ khoa học, KTQT là môn khoa học kinh tế và ứng dụng, có lịch sử hình thành và quá trình phát triển, có đối tượng, nội dung và phương pháp riêng, có mối liên hệ với nhiều ngành khoa học khác:
- Đối tượng và nội dung nghiên cứu của KTQT, có thể phân thành 2 nhóm chính:
Thứ nhất là nhóm các đối tượng mà KTQT có thể thu thập thông tin để nghiên cứu từ ngay bên trong DN: tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động SXKD, quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, các bộ phận, TTTN, người lao động... Thông tin KTQT về các đối tượng này có độ tin cậy cao bởi đó thường là những thông tin tài chính DN định lượng và kiểm soát được.
Thứ hai là nhóm các đối tượng mà KTQT cần phải thu thập thông tin nghiên cứu có liên quan từ bên ngoài DN: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cộng đồng và các bên có liên quan khác. Thông tin từ các đối tượng này giúp KTQT xây dựng các phương án, kế hoạch sử dụng các nguồn lực của DN một cách phù hợp để hài hòa lợi ích của các bên liên quan, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Thông tin KTQT cung cấp lúc này hướng tới các thông tin định tính, phi tài chính và khó kiểm soát hơn những thông tin có thể thu thập từ bên trong DN.
- Phương pháp KTQT, kỹ thuật KTQT sử dụng để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin. Theo thời gian, các kỹ thuật KTQT cũng có sự thay đổi và phát triển, đảm bảo phù hợp với sự phát triển chung của KTQT và đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng phong phú, đa dạng của NQT. Theo Kaplan (1995), các kỹ thuật truyền thống ra đời và được áp dụng phổ biến từ giai đoạn trước năm 1965, gồm: phân loại và phân bổ chi phí, thiết kế thông tin thành dạng so sánh được, lập dự toán, phân tích C-V-P, phân tích điểm hoà vốn, chiết khấu dòng tiền… Phương pháp xử lý chủ yếu là tổng hợp, so sánh và các phương pháp toán học giản đơn. Các kỹ thuật này phù hợp với việc phân tích thông tin tài chính định lượng từ nguồn bên trong DN để hỗ trợ NQT đưa ra các QĐ liên quan đến thực hiện các chức năng quản trị tác nghiệp. Các kỹ thuật hiện đại như: quản lý chất lượng toàn diện (TMQ), thẻ điểm cân bằng (BSC), chi phí mục tiêu (Target Costing), quản trị chi phí kiểu Kaizen (Kaizen Costing)…, gắn với sự phát triển của KTQT từ sau năm 1980, phù hợp trong nghiên cứu, phân tích các đối tượng bên ngoài DN để cung cấp thông tin cho NQT thực hiện các chức năng quản trị chiến lược.
- Không chỉ có đối tượng và phương pháp riêng, KTQT còn là môn khoa học có sự giao thoa với nhiều lĩnh vực khoa học khác như: quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính, phân tích hoạt động kinh tế DN,... Bên cạnh đó, KTQT còn là một công việc, một nghề nghiệp, là một nhánh mới của ngành kế toán và đang trở thành xu thế của kế toán hiện đại trước sự thay đổi của khoa học công nghệ (KHCN). Nếu như trước đây, phần lớn thời lượng công việc của người làm kế toán tập trung cho các công việc mang tính chất tác nghiệp như: ghi chép sổ sách, đối chiếu giao dịch, lập BCTC… thì hiện nay, sự ra đời các phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý
và các ứng dụng tài chính đã tiết kiệm rất nhiều thời gian cho công việc của KTTC. Kế toán viên sẽ dành nhiều thời gian cho việc phân tích, lập kế hoạch, dự báo và đưa ra các thông tin tham mưu cho lãnh đạo DN. Xu hướng này làm cho vai trò của KTQT trong DN ngày càng được mở rộng.
2.2.2. Quá trình ra quyết định và mối quan hệ với kế toán quản trị
Theo Lý thuyết ra quyết định (Decision Theory), với bất kỳ loại quyết định nào quá trình RQĐ của nhà quản trị thường được tiến hành theo 5 bước. Vai trò của KTQT được thể hiện rõ nhất ở khâu thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn, mục tiêu của DN để có cơ sở tư vấn cho NQT quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất. Vai trò của KTQT trong quá trình ra quyết định của các nhà quản lý được thể hiện trong sơ đồ 2.2.
Sơđồ 2.2. Quá trình ra quyết định của DN và vai trò của KTQT
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mọi QĐ của NQT đưa ra đều gắn liền với việc lựa chọn các phương án tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện của DN dựa trên những thông tin đầy đủ và có cơ sở. Tuy nhiên, thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu RQĐ của NQT thường không có sẵn. Trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn phương án thường dựa vào kinh nghiệm và sự suy đoán của người ra QĐ. Việc RQĐ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu NQT căn cứ vào sự so sánh những thông tin đã lượng hóa bằng các con số cụ thể. Là công cụ hỗ trợ quản trị DN, kế toán quản trị sẽ giúp các NQT có cơ sở so sánh, đánh giá các phương án để đưa ra QĐ phù hợp nhất bằng cách cung cấp những thông tin thích hợp đã được tinh giản hoặc thu gọn dưới dạng các chỉ tiêu định lượng. Trước hết, KTQT thu thập, ghi chép những thông tin, số liệu liên quan đến các phương án NQT đang cân nhắc. Sau đó, KTQT thực hiện các nghiệp vụ xử lý chuyên môn để chọn lọc những thông tin cần thiết, rồi tổng hợp, trình bày theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích cho các NQT. Bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, KTQT cung cấp thông tin thích hợp làm nổi bật những cơ hội và những vấn đề mà NQT quan tâm, đo lường, phân
Xác định vấn đề cần giải quyết Tìm hiểu các phương án giải quyết vấn đề
Thu thập thông tin
Đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn và mục tiêu đã xác định
Lựa chọn phương án tối ưu và RQĐ
Vai trò chủ
yếu của KTQT
Phân tích
định lượng Phân tích định tính
tích, so sánh kết quả hoạt động của các bộ phận, các cá nhân trong tổ chức và giữa các phương án hành động… để giúp NQT lựa chọn phương án thích hợp nhất.
Do yêu cầu và trình độ quản lý của các NQT có thể khác nhau nên vai trò của KTQT trong mỗi DN có thể được phát huy ở những mức độ khác nhau. Việc áp dụng các kỹ thuật KTQT để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tư vấn cho NQT ra quyết định sẽ phát huy được tối đa vai trò trong môi trường kinh doanh ổn định hoặc rủi ro (nếu có) ở mức độ rất thấp. NQT được cung cấp đủ thông tin về điều kiện và kết quả của các phương án để so sánh và lựa chọn phương án tối ưu nhất. Ngược lại, trong môi trường kinh doanh không chắc chắn hoặc có nhiều rủi ro, NQT không thể kiểm soát được sự ảnh hưởng của điều kiện khách quan với kết quả các QĐ mà mình đưa ra. Việc RQĐ trở nên rất khó khăn và thường phải dựa nhiều vào sự suy đoán, kinh nghiệm của NQT, đòi hỏi NQT phải chấp nhận mạo hiểm. Trong ngắn hạn, những điều kiện rủi ro và không chắc chắn (nếu có) thường dễ kiểm soát và ở mức độ rất thấp. Trong nghiên cứu đề tài KTQT với việc RQĐ ngắn hạn, Luận án không đề cập đến các QĐ trong môi trường không chắc chắn, rủi ro ở mức độ cao.
2.3. Nội dung kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán quản trị giúp các NQT ra quyết định ngắn hạn không chỉ bằng cách cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và đáng tin cậy mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật thu thập, xử lý, phân tích vào những tình huống khác nhau liên quan đến quyết định để NQT có cơ sở ra quyết định tốt hơn (CGMA, 2014). Với cách tiếp cận KTQT theo tiến trình xử lý thông tin, nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DNSX được thể hiện trong sơ đồ 2.3.
Sơđồ 2.3. Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong DNSX
Nguồn: Tác giảđề xuất
2.3.1. Thu thập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn
Thu thập thông tin là khâu đầu tiên trong quy trình công việc của KTQT, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thông tin KTQT cung cấp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của các QĐ được đưa ra. Để có thông tin thích hợp đáp ứng các yêu cầu
Tư vấn cho NQT ra QĐ
ngắn hạn Thu thập thông tin
KTQT
Xử lý, phân tích thông tin KTQT
Cung cấp thông tin KTQT