Định hướng phát triển ngành sản xuất cơ khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 127 - 129)

Là một quốc gia đang phát triển, trước yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành cơ khí của Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp nền tảng để thực hiện các nội dung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và đổi mới công nghệ cho các ngành kinh tế khác. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, số lượng DNSX cơ khí chiếm khoảng 30% tổng số DN chế biến, chế tạo của Việt Nam. Trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018, Chính phủ xác định 6 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm cần phát triển và 6 quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam:

(1) Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ, đảm bảo khả năng tham gia sâu, có hiệu quả của nền kinh tế vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu, cần được quan tâm đầu tư thích đáng;

(2) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trọng tâm là cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, ô tô, thiết bị công trình công nghiệp, thiết bị điện và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu khu vực ngoài nhà nước;

(3) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh toàn cầu là động lực phát triển;

(4) Khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế trong quá trình hội nhập; gắn kết sản xuất cơ khí với dịch vụ, thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất công nghiệp thế giới;

(5) Chú trọng phát triển một số chuyên ngành, lĩnh vực cơ khí lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia;

(6) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

V mc tiêu phát trin tng quát, đến năm 2035 ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; chủ

động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước. Sản lượng xuất khẩu giai đoạn đến năm 2025 phấn đấu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%, đến năm 2035 đạt 45%.

V mc tiêu phát trin c thể: Đến năm 2025, cơ khí Việt Nam tập trung phát triển một số phân ngành như: cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bịđiện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu; đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độđáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại; Sau năm 2025, hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp; tập trung hỗ trợ một số DN nội địa có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực trong lĩnh vực chế tạo như ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện; hình thành hệ thống DN công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các DNSX sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng DN vừa và nhỏ chiếm vai trò chủđạo.

V cơ chế, chính sách: Trong giai đoạn từ nay đến 2035, Nhà nước sẽ có nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh, có dung lượng thị trường đủ lớn; đồng thời chú trọng xúc tiến đầu tư đối với DN nhỏ và vừa, theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí, bao gồm các ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ đầu tư và kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư,… nhằm tạo động lực phát triển cho các DNSX cơ khí Việt Nam, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước, xây dựng chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí trong nước và chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất ngành cơ khí thế giới.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong tương lai sản xuất cơ khí vẫn là một ngành sản xuất công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng khi các cam kết tự do thương mại đã có hiệu lực, hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước được gỡ bỏ, chỗ đứng trên thị trường của các DN nội địa sẽ không còn chắc chắn và sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với các tập đoàn FDI, các DN trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, trước những tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các DNSX cơ khí Việt Nam còn gặp không ít thách thức trong việc cải tiến và làm chủ công nghệ, nâng cao trình độ lao động, chất lượng hạ tầng để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh đang và sẽ mang lại những ảnh hưởng ngoài mong muốn đối với tất cả các ngành sản xuất và các nền kinh tế, môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sự gắn kết giữa các DN

trong ngành với nhau và với Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam còn lỏng lẻo là những rào cản lớn cho sự phát triển của các DNSX cơ khí Việt Nam. Ngoài những hỗ trợ về chính sách từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý chức năng, tự bản thân các DN phải có sự thay đổi toàn diện từ trong tư duy đến phương thức quản lý kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao năng lực tổ chức, quản trị, quản lý tài chính và công nghệ. Việc nắm chắc và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ quản trị hiện đại trong quá trình quản lý và điều hành DN là một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với tất cả các DN. Trong quá trình đổi mới đó, KTQT sẽ là một trong những công cụ cung cấp những thông tin hữu ích tư vấn cho nhà quản trị đưa ra các QĐ chính xác, kịp thời để điều hành, chỉ đạo hoạt động SXKD trong điều kiện huy động và khai thác tốt nhất nguồn lực của đơn vị. Từ đó, các DN sẽ tận dụng được những cơ hội để phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)