Xác lập mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 110 - 114)

KTQT với việc RQĐ ngắn hạn phải xuất phát từ nhu cầu thông tin của các NQT, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm SXKD của DN. Do vậy, từ mô hình lý thuyết đề xuất ở chương 2 gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX, tác giả đã thực hiện thảo luận nhóm với các chuyên gia (NQT, kế toán trưởng các DN và các nhà nghiên cứu KTQT) để xác lập mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là các DNSX cơ khí Việt Nam. Trong buổi thảo luận, tác giả đã trình bày mô hình nghiên cứu dự kiến về các yếu tốảnh hưởng đến áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam, sau đó tiến hành phát phiếu khảo sát để lấy ý kiến của các chuyên gia xem các yếu tố trong mô hình mà tác giả đề xuất có phù hợp hay không; ngoài các yếu tố trong mô hình mà tác giảđề xuất, các chuyên gia có gợi ý thêm các yếu tố nào khác hay không (Ph lc 3.10 - Bng câu hi phng vn chuyên gia v hình nghiên cu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dng KTQT vi vic RQĐ ngn hn ti các DNSX cơ khí Vit Nam).

Các chuyên gia nhất trí cao với 4 yếu tố mà tác giả đề xuất trong mô hình nghiên cứu, gồm: “Sự tham gia của NQT”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Áp lực cạnh tranh” và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin” (gọi tắt là “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ”). Theo các chuyên gia, đặc thù của KTQT là cung cấp thông tin sử dụng trong nội bộ DN nên khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến KTQT với việc RQĐ ngắn hạn và dài hạn, trước hết cần lưu ý các yếu tố bên trong DN như: “S tham gia ca NQT” và “Trình độ ca nhân viên kế toán”:

Với lập luận cho rằng, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật KTQT không chỉ tốn kém chi phí mà có thể sẽ làm thay đổi một số hoạt động của DN. Vì vậy, cần thiết phải có sự ủng hộ rất cao của các nhà quản trị. Mặt khác, NQT chính là những người đặt ra yêu cầu đối với thông tin KTQT cung cấp. Những vấn đề thuộc về quan điểm của NQT, nhu cầu thông tin và sự ủng hộ của NQT chính là những yếu

tố mang tính định hướng đến việc áp dụng các kỹ thuật và phương pháp KTQT thu thập, xử lý và phân tích thông tin để có thông tin thích hợp cho việc RQĐ trong DN. Nội dung KTQT cần được thực hiện như thế nào, mức độ thực hiện ra sao phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thông tin của NQT. Đối với NQT không có nhu cầu hoặc không coi trọng vai trò của thông tin KTQT cho việc RQĐ, hoặc sự hiểu biết về KTQT có hạn chế nhất định thì KTQT chỉ có thể được triển khai ở một số nội dung nhất định, hoặc thậm chí không được đề cập. Ngược lại, ở những DN mà nhận thức cũng như sự quan tâm và ủng hộ của NQT về vai trò của thông tin KTQT ở mức độ cao thì nhu cầu được cung cấp những thông tin khoa học, hợp lý phục vụ cho việc RQĐ cũng sẽ rất cao.

“Trình độ của nhân viên kế toán” là yếu tố thứ hai được các chuyên gia khuyến nghị nên đưa vào mô hình nghiên cứu. Theo các chuyên gia, nhân viên kế toán là những người trực tiếp thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT. Do đó, trình độ và kinh nghiệm của họ sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng các nội dung KTQT trong DN. Nhân viên kế toán nếu không có sự am hiểu về các phương pháp, kỹ thuật KTQT, không có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để vận dụng các phương pháp này thì sẽ rất ngại áp dụng hoặc việc vận dụng không hiệu quả. Trình độ của nhân viên kế toán thường chịu ảnh hưởng của bằng cấp, chứng chỉ và môi trường đào tạo. Mặt khác, trình độ của nhân viên liên quan trực tiếp đến khả năng xác định các thông tin cần phải thu thập cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý, phân tích và cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, trình độ nhân viên kế toán còn được biểu hiện thông qua các kỹ năng mềm như khả năng tiếp nhận thay đổi, kỹ năng tư duy, phản biện và phân tích, khả năng làm việc nhóm... Trong môi trường ứng dụng CNTT với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý, phần mềm ERP, trình độ của nhân viên kế toán còn được thể hiện ở khả năng khai thác, ứng dụng CNTT một cách thành thục, thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ thuật mới, vận dụng để thiết kế hệ thống, xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán phù hợp nhằm hỗ trợ NQT các hoạt động điều hành, quản lý DN.

Các chuyên gia cũng hoàn toàn đồng thuận với đề xuất đưa yếu tố “Mức độ trang bị phương tiện thu thập, xử lý và phân tích thông tin KTQT” là 1 biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc CMCN 4.0, CNTT ngày càng phát triển. Việc trang bị các phương tiện hỗ trợ công việc kế toán nói chung, đặc biệt là quá trình thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin KTQT là điều tất yếu. Phương tiện hỗ trợ việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT bao gồm hệ thống máy tính, các thiết bị phần cứng, mạng viễn thông và các phần mềm xử lý thông tin, phần mềm kế toán, phần mềm quản trị… sẽ QĐ việc bố trí con người, dữ liệu, sắp xếp việc xử lý, cung cấp thông tin như thế nào. Trong các DNSX cơ khí thì điều này càng được thể hiện rõ vì sự phức tạp của hoạt động nên khối lượng dữ liệu mà KTQT phải tiến hành thu thập, xử lý và chuyển thành thông

tin hữu ích là rất lớn, nhất là trong các tình huống ra quyết định ngắn hạn, thông tin cần phải được cung cấp nhanh và kịp thời, quá trình xử lý thông tin rất cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp thì càng cần có sự trợ giúp của các pương tiện xử lý thông tin.

Trong số các yếu tố bên ngoài thì “Áp lực cạnh tranh” được các chuyên gia đánh giá là có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể nhất đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn”. Áp lực cạnh tranh được hiểu là sự cạnh tranh giữa các tổ chức, các DN với nhau về nguồn NVL, nhân lực, sự đa dạng hóa của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, giá cả, thị phần phân phối sản phẩm… Trong mỗi điều kiện và môi trường kinh doanh khác nhau, nhu cầu thông tin phục vụ cho việc RQĐ của các NQT cũng khác nhau. Sự gia tăng của áp lực cạnh tranh chính là động lực khiến NQT thay đổi phương thức hoạt động và quản trị DN để có thể kiểm soát tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Từ đó, đặt ra nhu cầu cao đối với thông tin KTQT cung cấp trong quá trình đưa ra các QĐ thích ứng với sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh.

Ngoài 4 yếu tố trên, các chuyên gia cũng cho tác giả thêm gợi ý về việc khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố “Quy trình công nghệ” đến “Áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”. Sự ảnh hưởng của qui trình công nghệ sản xuất với việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật KTQT cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu tiền nghiệm (Abdel - Kader &Luther, 2008; Albu, 2012; Sulaiman & cộng sự, 2015; Almad, 2012, 2015; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012, 2016; Bùi Tiến Dũng, 2018; Thái Anh Tuấn; 2019…). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN luôn phải kiểm soát tốt chi phí, tính đúng, tính đủ giá thành và đưa ra giá bán hợp lý. Để xác định giá thành sản phẩm, DN phải xác định được chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Khi đó, kế toán cần phải nghiên cứu đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu đối với quy trình công nghệ kỹ thuật. Theo các chuyên gia, sản xuất cơ khí là một ngành công nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, trải qua nhiều công đoạn. Danh mục sản phẩm của các DNSX cơ khí rất đa dạng, đòi hỏi tính chính xác rất cao. Trong 1 DN, các sản phẩm có thể được sản xuất hàng loạt theo từng lô với quy mô khác nhau, có thể định kỳ sản xuất lặp lại nhưng cũng có thể không lặp lại mà chuyển sang sản xuất mẫu mới theo yêu cầu của khách hàng với từng đơn đặt hàng cụ thể. Để quản lý DN, nhà quản trị thường sẽ áp dụng các hệ thống quản lý sản xuất hiện đại như: Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện (TQM), hệ thống quản lý hàng tồn kho kịp thời (JIT)… Điều này tất yếu đòi hỏi mức độ vận dụng cao và phức tạp các kỹ thuật KTQT hỗ trợ việc RQĐ. Vì vậy, đây là yếu tố nên được đưa vào mô hình nghiên cứu.

Dựa vào các Lý thuyết nền được trình bày ở mục 2.4.1 và các nghiên cứu tiền nhiệm ở mục 2.4.2, cùng với kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả xác định

mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam gồm 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập:

 Biến phụ thuộc là “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX

cơ khí Việt Nam”.

 05 biến độc lập là: “Áp lực cạnh tranh”, “Sự tham gia của nhà quản trị”, “Trình độ của nhân viên kế toán”; “Quy trình công nghệ sản xuất” và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin”.

Sơđồ 3.4. Mô hình nghiên cu các yếu tốảnh hưởng đến áp dng KTQT vi vic RQĐ ngn hn ti các DNSX cơ khí Vit Nam

Từ kết quả khảo sát ban đầu, tác giả cho rằng các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều là những yếu tố có tác động tích cực thúc đẩy việc áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn tại các DNSX cơ khí Việt Nam. Vì vậy, tác giảđưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu:

 Giả thuyết H1: Yếu tố “Áp lực cạnh tranh” tác động thuận chiều đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”.

 Giả thuyết H2: Yếu tố “Sự tham gia của nhà quản trị” tác động thuận chiều đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”.

 Giả thuyết H3: Yếu tố “Trình độ của nhân viên kế toán” tác động thuận chiều đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”.

 Giả thuyết H4: Yếu tố “Qui trình công nghệ sản xuất” tác động thuận chiều đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”.

 Giả thuyết H5: Yếu tố “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin” tác động thuận chiều đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”. Áp lực cạnh tranh H 1 Sự tham gia của nhà quản trị H 2 Áp dng KTQT vi vic RQĐ ngn hn trong DNSX cơ khí VN

•Thu thập thông tin KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn;

•Xử lý và phân tích thông tin KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn;

•Cung cấp thông tin KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn;

H 3

H 4 Trình độ của nhân viên kế toán

Quy trình công nghệ sản xuất

Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ

thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin

Các câu hỏi đo lường cho các biến độc lập và biến phụ thuộc được xây dựng dựa trên các câu hỏi đã sử dụng ở một số nghiên cứu tiền nghiệm trên thế giới và trong nước (Ahmad, 2012, 2015; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2016; Nguyễn Thành Hưng, 2017; Bùi Tiến Dũng, 2018; Đỗ Thị Hương Thanh, 2019), sau đó điều chỉnh (bổ sung, rút bớt, hiệu chỉnh) cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các DNSX cơ khí Việt Nam. Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ, thấp nhất là “1 - Hoàn toàn không đồng ý” đến “5 -Hoàn toàn đồng ý(Ph lc 1.5 - Phiếu điu tra nhà qun tr các cp trong DN).

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)