Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 161)

4.3.1. V phía Nhà nước và các cơ quan có liên quan


- Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KTQT, phân định phạm vi phản ánh của KTTC và KTQT. Thông qua các kênh thông tin của mình, Nhà nước có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức chuyên đề, hội thảo về KTQT để các DN thấy được vai trò và tầm quan trọng của KTQT trong việc ra các quyết định quản trị.

- Đưa ra các hướng dẫn về nội dung và phương pháp tổ chức KTQT cho các DN, vận dụng KTQT trong từng ngành, từng loại hình DN giúp DN tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể. Đồng thời đưa ra một số mô hình tổ chức KTQT mẫu phù hợp với từng loại hình DN, từng lĩnh vực hoạt động SXKD cũng như phù hợp với từng loại quy mô DN. Tuy nhiên, không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật KTQT ở các DN bằng chính sách kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán DN mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận trong hệ thống kế toán ở doanh DN. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho DN trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển KTQT và về lâu dài Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ KTQT ở DN.

Các trường đại hc, cao đẳng đào to ngun nhân lc kế toán:

- Cần có sự cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành kế toán ở các Trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo về kế toán theo hướng chuyên sâu ngành KTQT như là một ngành ứng dụng trong thực tế.

- Trong chương trình đào tạo các trường phải chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng thực hành cần có đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán. Cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu để xây dựng một mô hình đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành kế toán giữa Trường, Viện và các DN. Đồng thời, xây dựng một phòng kế toán “ảo” tại trường để sinh viên thường xuyên được thực hành với các tình huống thực tế, nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học, thực hành kỹ năng tư duy khoa học và nghệ thuật quản lý. Mặt khác, trong khi KTQT vẫn còn là một khái niệm khá mới đối với các DN thì việc cho phép sinh viên đến tìm hiểu, trao đổi các một số tình huống thực tế có thể cung cấp một luồng thông tin đến các kế toán viên và một số các nhà quản trị DN khi chưa được đào tạo về chuyên ngành này.

4.3.2. V phía các doanh nghip sn xut cơ khí Vit Nam

Từ kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến KTQT với việc RQĐ ngắn hạn, tác giả có một số khuyến nghị cho các DNSX cơ khí Việt Nam nhằm thúc đẩy việc vận dụng các nội dung KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn như sau:

Th nht, cn nâng cao nhn thc ca NQT trong các DN v KTQT vi vic ra quyết định

Theo kết quả khảo sát định lượng, NQT trong các DNSX cơ khí Việt Nam hiện nay không ảnh hưởng đến việc thúc đẩy việc áp dụng các nội dung KTQT với việc

RQĐ ngắn hạn. Để hoàn thiện KTQT với việc RQĐ ngắn hạn, cần thiết phải có những giải pháp nhất định liên quan nhằm nâng cao nhận thức của NQT. Bởi vì việc thực hiện các nội dung KTQT cũng như trang bị các phương tiện hỗ trợ việc thực hiện công việc KTQT không chỉ tốn kém chi phí mà có thể sẽ làm thay đổi một số hoạt động của DN, đòi hỏi sự hỗ trợ và ủng hộ từ các nhóm lãnh đạo và quản lý cấp cao. Trong các DN khảo sát, mặc dù hiểu biết của NQT về các nội dung cụ thể của KTQT còn hạn chế, nhưng phần nào họ cũng đã nhận thức được vai trò của KTQT với việc RQĐ. Nếu có những giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của NQT về nội dung và các công cụ KTQT thì việc vận dụng các công cụ này sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn. Theo quan điểm của tác giả, đối với vấn đề này, cần có sự tương tác, phối kết hợp từ 2 phía:

- Về phía đội ngũ nhân viên KTQT trong các DNSX Việt Nam: cần thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong việc tư vấn, hỗ trợ NQT đưa ra các QĐ. Để NQT thấy được rằng, người làm kế toán hiện nay không chỉ tập trung cho các công việc mang tính chất tác nghiệp truyền thống như: ghi chép sổ sách, quản lý kho, đối chiếu giao dịch, lập BCTC… mà còn trực tiếp tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch, dự toán, dự báo và cung cấp thông tin hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo DN.

- Bản thân NQT các DN nên chủ động tham gia vào các khoá đào tạo chuyên sâu để có thể cập nhật được những kiến thức và xu thế quản trị mới không những cho chính mình mà còn triển khai và kiến tạo cho cả đội ngũ nhân viên và cho toàn DN.

Th hai, trong bi cnh cuc CMCN 4.0, các DN cn khai thác và vn dng các phương tin k thut x lý thông tin hin đại để thay đổi hoàn toàn quy trình thu thp, x lý, phân tích và cung cp thông tin kế toán nói chung, trong đó có thông tin KTQT ca DN, góp phn nâng cao cht lượng thông tin kế toán. Việc ứng dụng các phần mềm quản trị DN, phần mềm ERP trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây là một trong các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chất lượng dữ liệu đầu vào, xử lý và phân tích thông tin chính xác nhằm cung cấp thông tin đầu ra đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời, độ bảo mật, an toàn và tính tin cậy cao. Phần mềm ERP với sự tích hợp nhiều phân hệ chức năng cho phép hợp nhất số liệu của DN có nhiều chi nhánh, nhiều bộ phận một cách thuận tiện và dễ dàng. Từ đó, khắc phục được những hạn chế về mặt không gian và cung cấp thông tin kế toán nhanh hơn, đáng tin cậy nhờ tính thống nhất của cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, với việc tác động đến quy trình đến thu thập dữ liệu, quy trình xử lý dữ liệu, quy trình phân tích và cung cấp thông tin cũng như quy trình kiểm soát hệ thống, ERP đã ảnh hưởng tác động đến chất lượng của thông tin KTQT cung cấp, cụ thể là tăng tính chính xác, kịp thời và tính hữu ích của thông tin kế toán. Công nghệ Blockchain - công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau cũng nên được xem xét, áp dụng trong các DN. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về các yếu tố doanh thu, chi phí phát sinh cùng với thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Mặc dù có nhiều bộ phận cùng truy cập, nhập dữ liệu và truy xuất dữ liệu nhưng thông tin kế toán nói chung và thông tin về doanh thu, chi phí nói riêng trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được ghi chép bổ sung

thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia vào trong hệ thống. Như vậy, trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày có liên quan đến doanh thu, chi phí sẽ được ghi chép lại, xác thực, và không thể chỉnh sửa, do đó tính vẹn toàn của các thông tin trên hệ thống được đảm bảo, giúp giảm thiểu phần lớn các gian lận và sai sót trong kế toán. Bên cạnh đó, các NQT tại các DN cũng phải chú trọng hơn nữa trong việc quy định và kiểm soát quyền truy cập thông tin kế toán cho từng cá nhân và bộ phận liên quan để đảm bảo thông tin số liệu kế toán truy cập và lưu giữ được an toàn, không thể truy cập trái phép.

Với các DN đã triển khai thực hiện ERP: Cần hướng đến việc khai thác có hiệu quả, tối ưu hóa quy trình quản lý, tích hợp và chia sẻ hệ thống dữ liệu chung trong phạm vi toàn DN, định hướng các giải pháp quản lý, kiểm soát, sử dụng và khai thác triệt để, hiệu quả: Đánh giá mức độ áp dụng ERP hiện tại; Xây dựng lộ trình phát triển, nâng cấp việc vận dụng ERP; Nâng cao trình độ năng lực, trình độ quản lý của cán bộ vận hành, quản lý hệ thống ERP.

Với các DN chưa triển khai giải pháp ERP: Cần phải hướng tới việc ứng dụng giải pháp ERP như là một giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy có hiệu quả các nguồn lực của DN.

Th ba, các DNSX cơ khí Vit Nam cn quan tâm đến vn đề đầu tư công ngh sn xut hin đại vào quy trình sn xut sn phm

Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là yếu tố tác động nhiều nhất đến áp dụng KTQT với việc RQĐ trong các DNSX cơ khí Việt Nam. Trong sản xuất cơ khí, công nghệ là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất nên việc hiện đại hóa máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Ngành sản xuất cơ khí cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Trong bối cảnh hiện tại, các DNSX cơ khí Việt Nam nên ứng dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào quy trình sản xuất của mình. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ giúp DN sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, gián tiếp góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN.

Tác giả đề xuất các DN nên thành lập/ duy trì các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Các trung tâm này có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất đang có, thiết kế và cập nhật các quy trình sản xuất tiên tiến. Đồng thời, để vận hành các dây chuyền sản xuất, DN cần duy trì hệ thống sản xuất linh hoạt, thiết kế hỗ trợ máy tính và tích hợp một số công nghệ hiện đại như robot hợp tác - hệ thống robot được thiết kế để làm việc an toàn cùng con người, hệ thống này có tính năng tùy chỉnh, độ chính xác cũng như tốc độ xử lý nhanh. Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến không chỉ thúc đẩy các DN tăng cường vận dụng các phương pháp KTQT hiện đại hỗ trợ việc RQĐ như: xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn và linh hoạt (learn manufacturing), mô

hình đúng lúc - kịp thời (Just-in-time), mô hình quản trị chất lượng toàn diện (total quality management - TQM), mô hình quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management)... mà còn giúp quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT cũng như ứng dụng các thành tựu CNTT vào quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT cho việc RQĐ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Th tư, các DNSX cơ khí Vit Nam cn tp trung vào các gii pháp góp phn tăng năng lc cnh tranh

Sau yếu tố “yêu cầu đối với quy trình sản xuất sản phẩm” thì “áp lực cạnh cạnh tranh” cũng là một yếu tố quan trọng có vai trò thúc đẩy các DNSX cơ khí Việt Nam gia tăng mức độ vận dụng các nội dung KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng cạnh tranh của các DNSX cơ khí Việt Nam so với các DN liên doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng ngành còn rất thấp, chưa ổn định. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, các DN trong ngành sản xuất cơ khí của Việt Nam càng phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Vì vậy việc tạo môi trường cạnh tranh cho các DN là thực sự cần thiết để DN có thể tồn tại và phát triển. Mỗi DN có thể lựa chọn cho mình những công cụ khác nhau để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường:

Để có thể cạnh tranh về chi phí sản xuất, việc quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả và kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công…) là vấn đề có ý nghĩa tiên quyết. Nguyên vật liệu sản xuất trong các DNSX cơ khí rất đa dạng. Các DN cần trước hết cần lựa chọn được nguồn cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, đúng quy cách, giá cả hợp lý và khả năng cung cấp ổn định, đúng tiến độ để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, việc xây dựng định mức chi phí, các phương pháp phân bổ chi phí, xác định giá thành phải có căn cứ khoa học rõ ràng, thực hiện đúng quy trình, tránh tình trạng chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm tính.

Sản phẩm và chất lượng của sản phẩm cũng là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các DNSX cơ khí. Để cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, trước hết các DN phải kiểm soát được chất lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất và kiểm soát tốt toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu thiết kế đến vận hành máy móc sản xuất thực tế. Đối với sản phẩm đầu ra cần được đảm bảo chất lượng theo từng tiêu chuẩn cụ thể về hình dáng, màu sắc, kích thước, trọng lượng, tính chất cơ lý hóa, độ bền, độ tin cậy, độ an toàn... Trong trường hợp này, mô hình quản trị chất lượng toàn diện (total quality management - TQM) trong quản lý chất lượng sản phẩm của DN là một công cụ thực sự hữu ích.

Ngoài cạnh tranh về chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm, còn có rất nhiều biện pháp cạnh tranh khác: cạnh tranh về giá, cạnh tranh về sự đa dạng của sản phẩm, cạnh tranh về đội ngũ nhân công lành nghề, cạnh tranh về thị phần và kênh phân phối…

Th năm, các DNSX cơ khí Vit Nam cn quan tâm đến vic bi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên kế toán

Đội ngũ nhân viên kế toán, trong đó có cả kế toán trưởng là những người trực tiếp tham gia vào quá trình thu thu thập thông tin, xử lý, phân tích thông tin và cung cấp

thông tin hỗ trợ cho việc RQĐ của NQT các cấp trong DN. Thông tin KTQT cung cấp có đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu quản trị hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, các kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này. Mặc dù không phải là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam nhưng để nâng cao mức độ vận dụng KTQT cho việc RQĐ và hiệu quả của việc vận dụng các nội dung này thì vấn đề nâng cao trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ kế toán DN cũng là một vấn đề các DN cần quan tâm. Để làm được điều này, các DN nên thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

- Thực hiện tốt khâu tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự kế toán

Nguồn cung nhân lực kế toán những năm gần đây rất dồi dào. Trong công tác tuyển dụng, giữa bộ phận quản lý nhân sự và phòng kế toán cần có sự kết hợp để chọn lọc hồ sơ, lựa chọn các ứng viên kế toán có tiềm năng. Tiến hành lựa chọn các ứng viên tốt nhất thông qua phỏng vấn và các bài kiểm tra chuyên môn, ngoại ngữ và tin học với những yêu cầu nâng cao. Bên cạnh đó, các DN có thể nhận các thực

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)