Các lý thuyết nền

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 68 - 70)

Trong những năm qua, nhiều lý thuyết được các nhà nghiên cứu sử dụng để giải thích sự tác động của các yếu tốđến áp dụng KTQT doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 3 lý thuyết cơ bản có ảnh hưởng lớn đến nội dung nghiên cứu, gồm: Lý thuyết ngẫu nhiên nhiên, Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí và Lý thuyết tâm lý học.

2.4.1.1. Lý thuyết ngu nhiên

Lý thuyết ngẫu nhiên được phát triển và sử dụng bởi các nhà nghiên cứu kinh tế học từ giữa những năm 1960. Theo lý thuyết ngẫu nhiên, không có phương án nào là tối ưu nhất để thiết kế cấu trúc tổ chức vì mỗi tổ chức có đặc điểm riêng về mục tiêu và môi trường hoạt động nên cần có mô hình tổ chức phù hợp. Cách tốt nhất để tổ chức là căn cứ vào tình hình bên trong và tình hình bên ngoài. Hoạt động của tổ chức, ví dụ DN chỉ có thể đạt được hiệu quả tốt nhất từ sự phù hợp với các yếu tố ngẫu nhiên (Sulaiman, 2003).

Vn dng Lý thuyết ngu nhiên trong nghiên cu kế toán qun tr

Lý thuyết ngẫu nhiên trong nghiên cứu KTQT dựa trên ý tưởng “không thể xây dựng một hệ thống KTQT mang tính khuôn mẫu áp dụng phổ biến và thích hợp cho mọi DN” (Otley, 1980). Nói cách khác, không có một mô hình khuôn mẫu hay kỹ thuật KTQT nào phù hợp với mọi DN trong mọi tình huống mà việc vận dụng KTQT trong

Bdliu chung ca DN Ban giám đốc Sản xuất Cung ứng Đầu tư Quản lý nhân sự Hành chính Tiêu thụ Kế toán

DN phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực SXKD, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh của DN trong từng giai đoạn. “Khi KTQT ngày càng có vai trò quan trọng hỗ trợ NQT ra quyết định trong các điều kiện bất ổn thì việc tiếp cận sử dụng Lý thuyết ngẫu nhiên để nghiên cứu, thiết kế một hệ thống kế toán phù hợp với cấu trúc tổ chức, công nghệ, chiến lược và môi trường hoạt động của DN là cần thiết” (Otley, 1980).

Lý thuyết ngẫu nhiên được rất nhiều nhà nghiên cứu (Guilding 2002, 2008; Guilding & McManus, 2002, 2005; McManus, 2012, Waweru và cộng sự, 2004, 2008; Sulaiman và cộng sự, 2004, 2015; Ahmad, 2012, 2015; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012, 2016…) lựa chọn để giải thích sự ảnh hưởng của một số yếu tố ngẫu nhiên đến áp dụng KTQT trong DN như: mức độ cạnh tranh của thị trường, cơ cấu tổ chức và quy mô của DN, chiến lược hoạt động của DN, quy trình công nghệ sản xuất, sự đa dạng hoá sản phẩm, môi trường kinh doanh và quyền lực của khách hàng… Trong bối cảnh hiện nay, ngoài những yếu tố kể trên, mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật để xử lý thông tin (mức độ ứng dụng CNTT) cũng là 1 yếu tố ngẫu nhiên được đánh giá là có ảnh hưởng đến áp dụng KTQT trong DN bởi vì những thay đổi về công nghệ được sử dụng bởi các DN thường dẫn đến những thay đổi trong các yêu cầu quản lý nói chung, trong đó có áp dụng KTQT (Nguyễn Ngọc Quang và Trần Thị Thu Hường, 2005).

2.4.1.2. Lý thuyết mi quan h li ích - chi phí

Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Nick (1993), Eckstein (1958), Sanford (1986), Stuart (2010). Các tác giả đều nhận định khi thực hiện một dự án hay khi đưa ra một quyết định kinh doanh thì phải tính toán toàn bộ chi phí bỏ vào dự án/ quyết định và so sánh với lợi ích đạt được từ dự án/ quyết định đó. Dự án/ quyết định được lựa chọn phải đảm bảo nguyên tắc là lợi nhuận mang lại phải lớn lớn chi phí bỏ ra.

Vn dng Lý thuyết mi quan h li ích - chi phí trong nghiên cu kế

toán qun tr

Nền tảng cơ bản của Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí là sự cân nhắc của NQT về những lợi ích thu được phải được xem xét trong mối quan hệ với các chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí tác động đến áp dụng KTQT trong DN ở 2 khía cạnh: việc đầu tư các nguồn lực (con người, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật...) cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin và những lợi ích từ việc đáp ứng nhu cầu thông tin của NQT phục vụ cho việc RQĐđúng đắn và kịp thời trong quá trình điều hành DN.

Dựa vào Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí, yếu tố tác động đến áp dụng KTQT có thể là quy mô DN. Các DN có qui mô khác nhau thì yêu cầu đối với thông tin và chi phí đầu tưđể có thông tin thích hợp cho việc ra quyết định cũng khác nhau. Rõ ràng là đối với những DN có qui mô nhỏ, số lượng QĐ không nhiều, nhu cầu thông tin quản trịđơn giản thì việc đầu tư vào một bộ máy kế toán cồng kềnh với nhiều kỹ

thuật phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí bỏ ra. Trong khi đó, tại các DN có qui mô lớn, cần nhiều thông tin và có tính chất phức tạp thì việc đầu tư một khoản chi phí tương thích đểđảm bảo chất lượng thông tin kế toán có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, nhu cầu thông tin và khả năng chấp nhận chi phí của NQT cũng là một yếu tố tác động đến áp dụng KTQT. Mục đích của KTQT là hướng việc cung cấp thông tin theo nhu cầu của NQT. Nhưng chung nhất, việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin để có thông tin thích hợp cho việc RQĐ phải cân bằng mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được. Một số thông tin NQT có nhu cầu nhưng chi phí để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp quá tốn kém so với những lợi ích đạt được thì sẽ không được NQT chấp nhận.

2.4.1.3. Lý thuyết tâm lý hc

Theo Mary Parker Pollet - tác giả của Lý thuyết tâm lý học, các hành vi hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý xã hội. Trong mọi tổ chức, người lao động có mối quan hệ với nhau và với các NQT. Hiệu quả của các chức năng quản trị phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết các mối quan hệ này như thế nào. Khi hành vi cá nhân phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức sẽ khiến cho hiệu quả của các hoạt động được đẩy mạnh. Nhìn từ góc độ NQT, trong quá trình quản lý, điều hành DN, các quyết định mà họ đưa ra nếu chỉ tập trung vào việc cắt giảm chi phí mà không chú trọng vào nâng cao hiệu suất và giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa các bộ phận thì không thể tạo được động lực hướng đến sự nỗ lực để nâng cao hiệu quả của các bộ phận.

Vn dng Lý thuyết tâm lý hc trong nghiên cukế toán qun tr

Lý thuyết tâm lý học được sử dụng từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX để nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi cá nhân và KTQT. Theo lý thuyết, việc thiết lập và áp dụng KTQT trong DN phải xem xét tác động đến các mối quan hệ con người trong DN, đó là mối quan hệ giữa NQT với nhân viên, mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận chức năng trong nội bộ DN. Hopwood (1972) sử dụng Lý thuyết tâm lý học để nghiên cứu việc NQT sử dụng thông tin do nhân viên kế toán cung cấp, từ đó đánh giá năng lực và trình độ của nhân viên kế toán cũng như ảnh hưởng của nhân viên kế toán tới các nhân viên khác trong DN. Cũng trong năm 1972, Mock vận dụng Lý thuyết tâm lý học để điều tra sự phản hồi tương tác giữa các hành vi cá nhân và KTQT trong quá trình lập dự toán, phân tích thông tin và báo cáo cho NQT để RQĐ (Birnberg & cộng sự, 2007). Cũng dựa vào lý thuyết này, có thể giải thích sự tác động của các yếu tố về con người đến áp dụng KTQT trong DN, đó là: trình độ của nhân viên kế toán - người tạo ra thông tin KTQT, sự tham gia của nhà quản trị - người sử dụng thông tin KTQT để RQĐ, văn hoá DN và nhận thức về sự bất ổn của môi trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)