định ngắn hạn trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
4.1.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện
KTQT là việc thu thập, phân tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và thông tin phi tài chính liên quan đến QĐđể tạo ra và duy trì giá trị cho các DN. Trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động chung của các DNSX cơ khí, kết hợp nghiên cứu thực trạng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam, tác giả cho rằng việc hoàn thiện các nội dung để KTQT phát huy chức năng, vai trò trong việc cung cấp thông tin hữu ích tư vấn cho NQT đưa ra các QĐ trong quá trình lãnh đạo DN là cần thiết. Trước những tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các giải pháp hoàn thiện KTQT với việc RQĐ (ngắn hạn) trong các DN nói chung và các DNSX cơ khí Việt Nam nói riêng, để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với DN cần tuân thủ các nguyên tắc KTQT toàn cầu đã được Hiệp hội kế toán công chứng toàn cầu (CGMA, 2018) xác định. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên sự giao tiếp, truyền đạt tầm nhìn có ảnh hưởng
Nguyên tắc này liên quan đến việc điều chỉnh việc giao tiếp theo một cách thức phù hợp giữa QĐđược cân nhắc với người ra QĐ (hoặc các đối tượng khác) và với phong cách hoặc các quy trình RQĐđang được sử dụng. Điều đó đòi hỏi phá vỡ sự phức tạp và cung cấp những thông tin minh bạch về cách thức hành động để đạt được kết quả. KTQT hỗ trợ cho quá trình RQĐ của NQT tốt hơn bằng cách trích ra giá trị từ thông tin. Việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phải căn cứ vào nhu cầu thông tin của NQT - người RQĐ. Khi thông tin được cung cấp theo đúng nhu cầu, đúng đối tượng, vào đúng thời điểm thì người RQĐ sẽ có cơ sởđưa ra những QĐ tốt hơn để tạo ra giá trị cho DN. Đó là cách KTQT tác động đến việc RQĐ dựa trên thông tin. Việc thúc đẩy các NQT tích cực trao đổi thông tin với KTQT nhằm mục đích loại bỏ nguy cơ thông tin bị sai lệch, không trọng yếu, không
rõ ràng, định hướng kém và giữ lại những thông tin đáng tin cậy, thực sự phù hợp với nhu cầu quản lý để phân loại và phân tích. Trong các DNSX cơ khí Việt Nam, với đặc thù phân cấp quản lý từ các tổ, đội, các phân xưởng sản xuất đến các phòng, ban chức năng, mọi thông tin liên quan đến các bộ phận cần phải được truyền đạt một cách toàn diện và nên được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ hiểu biết, phong cách của NQT - người sử dụng thông tin để RQĐ.
Nguyên tắc thứ hai: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên cơ sở thông tin thích hợp
Mục đích của KTQT là cung cấp thông tin thích hợp để NQT có cơ sở đưa ra những QĐ tốt hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng và đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch. Để đảm bảo là thích hợp thì KTQT chỉ sử dụng những thông tin có 3 đặc điểm chính: (1)thông tin có liên quan đến thời gian (thông tin thu được từ quá khứ, hiện tại và những dự báo tương lai); (2)thông tin có liên quan đến ranh giới (thông tin không bị giới hạn bởi những ranh giới truyền thống của DN; thông tin được thu thập từ nguồn nội bộ và bên ngoài DN; (3) thông tin có liên quan đến dữ liệu (thông tin có tính định lượng: cả tài chính và phi tài chính - bao gồm các tiêu chuẩn, các vấn đề môi trường và xã hội và thông tin định tính).
Nguyên tắc thứ ba: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên sự phân tích tác động đến giá trị
Nguyên tắc này chú trọng vào sự tương tác giữa KTQT và mô hình kinh doanh. Sự tương tác được thể hiện bằng việc KTQT sử dụng các thông tin thích hợp để phân tích và phát triển các tình huống RQĐ liên quan đến môi trường hoạt động của DN, thiết lập mô hình tác động của các cơ hội và rủi ro, định lượng tác động lên các kết quả và đánh giá được khả năng một kết quả đạt được, duy trì hoặc triệt tiêu giá trị. Nỗ lực trong việc đánh giá các tình huống phải tương thích với tầm quan trọng của QĐ đang cần đưa ra. Một số mô hình tình huống sẽ đơn giản và ít nỗ lực trong khi những mô hình khác phức tạp hơn và cần cân nhắc nhiều yếu tố phức tạp hơn.
Nguyên tắc thứ tư: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên trách nhiệm quản lý, tạo lập niềm tin.
Nguyên tắc này nhấn mạnh tới vai trò của người làm kế toán trong việc thể hiện trách nhiệm và uy tín của họ trong công việc, tạo lập niềm tin với các nhà quản lý - người sử dụng thông tin KTQT. Người làm kế toán không chỉ thể hiện vai trò trong việc cung cấp thông tin tư vấn cho NQT ra QĐ mà phải có năng lực giải đáp, có trách nhiệm giải trình cho các bên có liên quan như khách hàng, nhà đầu tư... về các QĐ được đưa ra mà họ có liên quan làm giảm đi sự rủi ro và các QĐ sai lầm, phải quan tâm đến các giá trị của tổ chức, các yêu cầu quản trị và các trách nhiệm với xã hội... Để đáp ứng yêu cầu này, các nhân viên kế toán phải hướng tới sự liêm chính và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được xây dựng trên tính chính trực và khách quan, năng lực chuyên môn và hành vi và hành động cẩn trọng, cư xử chuyên nghiệp.
4.1.2.2. Quan điểm hoàn thiện
Thứ nhất, hoàn thiện KTQT với việc RQĐ nói riêng và KTQT nói chung phải dựa trên cơ sở xác định rõ phạm vi, giới hạn, chức năng và mục tiêu của KTTC và KTQT. Quan điểm này được đưa ra trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của kế toán nói chung, sự phân tách kế toán thành 2 bộ phận KTTC và KTQT trong hệ thống kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc thực hiện KTQT không nhất thiết phải thiết kế một hệ thống kế toán mới, độc lập hoàn toàn với KTTC mà cần kết hợp chặt chẽ với KTTC nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là cung cấp những thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cho người sử dụng, trong đó có NQT.
Thứ hai, KTQT là một công việc mang tính nội bộ của mỗi DN. Hoàn thiện KTQT với việc RQĐ (ngắn hạn) phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của nhà quản trị DN và trong khuôn khổ quy định của Luật pháp. Sự cần thiết của KTQT trong DN là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, các DN cần cân nhắc giữa những lợi ích KTQT mang lại cho DN và chi phí thực hiện để xác định mức độ áp dụng KTQT phù hợp với đặc thù hoạt động SXKD, trình độ tổ chức quản lý và trình độ của người làm kế toán trong DN.
Thứ ba, hoàn thiện KTQT với việc RQĐ (ngắn hạn) phải dựa trên tính “linh hoạt”. Trước hết, tính “linh hoạt” được thể hiện thông qua cách thức xử lý, cung cấp thông tin “linh hoạt” với các tình huống RQĐ rất đa dạng, phức tạp của các DNSX cơ khí. Đồng thời, hoàn thiện KTQT với việc RQĐ cần phải “linh hoạt” theo các đối tượng sử dụng thông tin là NQT các cấp trong DN - những người sử dụng thông tin KTQT để có cơ sở đưa ra các QĐ quản trị phù hợp, hướng tới huy động tối đa năng lực, nguồn lực của DN. Ở các cấp quản trị khác nhau, trong mỗi tình huống RQĐ khác nhau, việc cung cấp thông tin KTQT cần linh hoạt cả về nội dung, thời điểm cũng như cách thức. Bên cạnh đó, hoàn thiện KTQT với việc RQĐ trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế toàn cầu cần phải “linh hoạt” để phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm kinh doanh và các điều kiện, phương tiện kỹ thuật mà các DN đã trang bị hỗ trợ cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin, tiến tới sự tích hợp thông tin KTQT với hệ thống thông tin quản lý nhằm giúp cho quá trình thu thập, xử lý thông tin dữ liệu của KTQT nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu thông tin một cách linh hoạt cho NQT các cấp.
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam