Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 70)

vi vic ra quyết định ngn hn trong doanh nghip sn xut

Dựa vào các lý thuyết, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT làm cơ sở để các DN cân nhắc khi xây

dựng hệ thống KTQT cũng như áp dụng các kỹ thuật KTQT trong DN. Từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan, tác giả tóm lược 11 yếu tố tác động đến áp dụng KTQT trong DN được đề cập trong nhiều nghiên cứu, gồm: sự tham gia của NQT/ nhu cầu thông tin và khả năng chấp nhận chi phí của NQT, trình độ của nhân viên kế toán, quy mô DN và mức độ phân cấp quản lý, văn hoá DN, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong DN, quy trình công nghệ sản xuất, mức độ trang bị các phương tiện hỗ trợ (ứng dụng CNTT), chiến lược kinh doanh và nhận thức về sự bất ổn của môi trường, mức độ cạnh tranh của thị trường và nguồn lực khách hàng.

Bng 2.6. Các yếu tốảnh hưởng đến áp dng KTQT và lý thuyết vn dng

để gii thích

STT Yếu tLý thuyết vn dng Nghiên cu tham chiếu

1 Sự tham gia của nhà quản trị

Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí

Lý thuyết tâm lý học

Sulaiman & cộng sự (2003, 2015), Abdel- Kader & Luther (2008), Ismail & King (2007), Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Bùi Tiến Dũng (2017), Thái Anh Tuấn (2019)...

2 Trình độ của nhân viên kế

toán Lý thuyết tâm lý học

Ismail (2004, 2007), Al-Awaqleh (2011), Ahmad (2012), Nguyễn Thị Bích Liên (2012), Nguyễn Thị Hồng Nga (2014)…

3 Mức độ cạnh tranh của thị

trường Lý thuyết ngẫu nhiên

Guilding (2002, 2008), McManus, (2012), Waweru và cộng sự (2004, 2008), Sulaiman và cộng sự (2004, 2015), Ahmad (2015), Đoàn Ngọc Phi Anh (2012, 2016), Trần Ngọc Hùng (2016), Bùi Tiến Dũng (2018), Đỗ Thị Hương Thanh (2019), Thái An Tuấn (2019)… 4 Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ (ứng dụng CNTT) Lý thuyết ngẫu nhiên

Abdel-Kader & Luther (2006), Tuan Zainun (2010), Trần Ngọc Hùng (2016), Bùi Tiến Dũng (2017), Đỗ Thị Hương Thanh (2019)…

5 Nguồn lực khách hàng Lý thuyết ngẫu nhiên Abdel-Kader (2008)

6 Quy mô DN và mức độ phân cấp quản lý Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí Lý thuyết ngẫu nhiên Joshi (2001), Sulaiman và cộng sự (2004, 2015), Abdel - Kader &Luther (2006, 2008), Ismail &King (2007), Wu và cộng sự (2010), Bùi Tiến Dũng (2018), Thái Anh Tuấn (2019), Đỗ Thị Hương Thanh (2019)…

STT Yếu tLý thuyết vn dng Nghiên cu tham chiếu

7 Văn hoá DN Lý thuyết tâm lý học Macarthur (2006), Dik (2011), Chia (2007), Erserim (2012)…

8 Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu

tư nước ngoài trong DN Lý thuyết ngẫu nhiên

Otley (1980), Nicolaou (2000), Wu và cộng sự (2010), Trần Ngọc Hùng (2016)

9 Quy trình công nghệ sản xuất

Lý thuyết ngẫu nhiên

Abdel - Kader &Luther (2008), Albu (2012) Sulaiman và cộng sự (2015), Almad (2015), Đoàn Ngọc Phi Anh (2012, 2016), Bùi Tiến Dũng (2018), Thái Anh Tuấn (2019)…

10 Chiến lược/ môi trường kinh doanh

Lý thuyết ngẫu nhiên Abdel - Kader &Luther (2006, 2008), Tuan Zainun Tuan Mat (2010)…

11 Nhận thức về sự bất ổn của môi trường

Lý thuyết ngẫu nhiên Lý thuyết tâm lý học

Otley (1980), Macarthur (2006), Zainun Tuan Mat (2010)…

(Ngun: Tác gi tng hp)

Trong những yếu tố kể trên, các yếu tố: “Sự tham gia của nhà quản trị”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Quy mô của DN”, “Áp lực cạnh tranh” và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ” được đề cập nhiều nhất trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài Luận án, đối tượng khảo sát là các DN thuộc Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam nhìn chung có quy mô tương đối đồng đều, trình độ sản xuất ổn định và đều có tầm ảnh hưởng nhất định trong ngành. Do vậy, tác giả không đưa yếu tố “quy mô của DN” vào mô hình nghiên cứu. Các yếu tố: “Chiến lược kinh doanh”, “Phân cấp quản lý trong DN”, “Nguồn lực khách hàng”, “Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài” có rất ít bằng chứng qua các nghiên cứu cụ thểở Việt Nam và trên thế giới vềảnh hưởng đến áp dụng KTQT trong DN. Ví dụ, yếu tố “Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài”, mặc dù đã được đưa vào kiểm định trong mô hình nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016) nhưng nghiên cứu này đối tượng khảo sát là các DN Việt Nam, Luận án không nghiên cứu các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các yếu tố này mang bản chất chiến lược, nếu đặt trong bối cảnh xem xét sự tác động đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn” là không phù hợp. Đối với yếu tố “Nguồn lực khách hàng”, việc đo lường yếu tố này không khả thi vì ở Việt Nam rất khó để có thể xác định các tiêu chí đo lường mức độ mạnh hay yếu của nguồn lực khách hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố “Môi trường kinh doanh” và “Nhận thức về sự bất ổn của thị trường” có nét tương đồng, hoặc ít nhất cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố “Áp lực cạnh tranh”. Bởi vì, khi mức độ cạnh tranh của thị trường tăng lên, môi trường hoạt động kinh doanh của DN sẽ trở lên khó khăn hơn. Khi đó, bản thân NQT sẽ cảm nhận thị trường bất ổn ở mức độ cao hơn. Nói cách khác, yếu tố này mang nặng tính chủ quan thuộc về cảm nhận của các nhà quản lý.

Ngoài ra, những yếu tố này còn có phụ thuộc vào một số yếu tố khác như môi trường chính trị, đảng phái, hoà bình hay chiến tranh nên không phù hợp với tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.

Với những lập luận trên, tác giả lựa chọn sẽ nghiên cứu và kiểm định ảnh hưởng của 4 yếu tố đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”, gồm: “Sự tham gia của NQT”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Áp lực cạnh tranh” và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ”. Tuy nhiên, trong điều kiện của các DNSX cơ khí ở Việt Nam, áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn phải xuất phát từ nhu cầu thông tin của NQT, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của đơn vị. Do vậy, ngoài 4 yếu tố nêu trên, cần phải tiến hành phỏng vấn, thảo luận với các đối tượng có liên quan trực tiếp như NQT, kế toán trưởng các DNSX cơ khí và các nhà nghiên cứu KTQT để có cơ sở điều chỉnh mô hình phù hợp. Mô hình và kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo của Luận án.

Kết lun chương 2

Chương 2 của Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DNSX. Th nht, là các vấn đề lý luận cơ bản về KTQT và nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn. Nội dung KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn trong DNSX được tiếp cận theo tiến trình xử lý thông tin để có thông tin thích hợp cho việc RQĐ, gồm: Thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT hỗ trợ NQT đưa ra các quyết định ngắn hạn liên quan đến hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát. Th hai, là một số lý thuyết nền tảng và tham chiếu một số nghiên cứu thực nghiệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX. Dựa trên lý luận về KTQT với việc RQĐ ngắn hạn và lý thuyết nền khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng, Luận án sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu và tiến hành khảo sát, trình bày kết quả phân tích và đánh giá thực trạng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU THC TRNG K TOÁN QUN TR VI VIC RA QUYT ĐỊNH NGN HN TI CÁC DOANH NGHIP

SN XUT CƠ KHÍ VIT NAM 3.1. Tng quan v các doanh nghip sn xut cơ khí Vit Nam

3.1.1. Khái quát v các doanh nghip sn xut cơ khí Vit Nam

Sản xuất cơ khí là một ngành công nghiệp ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật (nguyên lý động cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, định luật bảo toàn năng lượng, định luật bảo toàn khối lượng...) và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích và chế tạo ra các loại máy móc hoặc vật dụng hữu ích như: phương tiện giao thông vận tải, đồ gia dụng, máy móc, thiết bị, vũ khí... (Hoàng Tùng, 2010). Trên thế giới, ngành sản xuất cơ khí có quá trình hình thành từ hàng ngàn năm và luôn được khẳng định là một ngành sản xuất then chốt đối với tất cả các nền kinh tế, góp phần thực hiện nội dung cơ bản của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, giúp người lao động được giải phóng khỏi các công việc lao động nặng nhọc có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ngành cơ khí Việt Nam cũng có lịch sử hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước với biểu hiện ban đầu là việc chế tạo ra các công cụ sản xuất nông nghiệp thủ công và binh khí bằng đồng, sắt. Tuy nhiên, cho đến thời kỳ Pháp thuộc cũng chưa có ngành sản xuất cơ khí đúng nghĩa mà chỉ có một số cơ sở sửa chữa, lắp ráp đơn giản phục vụ sản xuất và kháng chiến. Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (nay là Công ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo) được thành lập năm 1947 tại Huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là nhà máy sản xuất cơ khí đầu tiên của Việt Nam. Năm 1955, với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), nhà máy được chuyển về Thị xã Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên rồi chuyển về Hà Nội vào năm1958. Thời kỳ này, Nhà máy thực hiện việc nghiên cứu, chế tạo động cơ các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp và kháng chiến (máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy xát gạo, máy tiện, máy khoan, vỏ mìn, vỏ lựu đạn, phụ tùng ô tô…). Tiếp sau đó (1968) là sự ra đời của Nhà máy chế tạo dụng cụ cắt gọt (nay là Công ty CP dụng cụ số 1) chuyên sản xuất các loại máy công cụ nhẹ và nặng. Sau này, nhiều DNSX cơ khí thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân lần lượt ra đời. Các DN cơ khí chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố công nghiệp lớn như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải phòng, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… Tại một số địa phương, vùng kinh tế, mô hình cụm ngành về cơ khí chế tạo với hệ thống các nhà máy quy mô lớn, vừa và nhỏ đã được hình thành. Nhiều DN có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực như: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và nông nghiệp Việt Nam, Công ty CP ô tô Trường Hải, Tổng công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung,…

Ngành cơ khí đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Từ chỗ đặt trọng tâm vào sửa chữa, cho đến nay, các DNSX cơ khí Việt Nam đã

phát triển tương đối hoàn thiện với trình độ phức tạp và có sự chuyên môn hoá ở hầu hết các ngành: cơ khí chế tạo thiết bị toàn bộ, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất xe máy, chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, thiết bị cho ngành sản xuất xi măng, thiết bị y tế và nhiều ngành công nghiệp chủ đạo khác. Nhiều sản phẩm cơ khí trước đây phải nhập khẩu, đến nay đã từng bước được thay thế, dây chuyền sản xuất trong các nhà máy sản xuất đã đồng bộ, các DN đã làm chủ một số công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá dần được nâng cao, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành cơ khí vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định qua các năm so với toàn ngành công nghiệp (năm 2015 đạt 17,44%, năm 2016 đạt 17,3%, từ năm 2017 đến năm 2019 đạt 19,41%). Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành giai đoạn 2015 - 2019 tăng trưởng bình quân 7,56%/năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 12,3%, năm 2016 tăng 7,98%, năm 2017 tăng 2,37%, năm 2018 tăng 7,6%, năm 2019 tăng 7,8%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước của ngành cơ khí còn thấp, chỉ đạt hơn 32%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu phải đạt 45%- 50% mà Chính phủ đề ra theo Quyết định số 319/2018/QĐ-TTg.

Bng 3.1. Đóng góp ca các DNSX cơ khí VN vào tc độ tăng trưởng kinh tế

Ch tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị sản xuất (tỷđồng) 166.290 203.183 266.800 316.000 382.000 Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 17,44%, 17,30%, 19,22% 19,57% 19,41% Đóng góp của ngành vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 13,35% 13,28% 13,34% 13,69% 13,18%

Ngun: Tác gi tng hp t Sách trng các ngành công nghip Vit Nam năm 2018, 2019

3.1.2. Đặc đim hot động sn xut kinh doanh và t chc b máy qun lý ca các doanh nghip sn xut cơ khí Vit Nam các doanh nghip sn xut cơ khí Vit Nam

3.1.2.1. Đặc đim hot động sn xut kinh doanh

Đặc đim sn phm cơ khí

Sản phẩm cơ khí rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu cách. Dựa vào tính chất, sản phẩm cơ khí được phân thành 2 nhóm:

- Máy móc, vt dng hoàn chnh: Gồm những sản phẩm gia dụng phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình, ví dụ như: cửa sắt, bàn ghế, giàn giáo, giá đỡ, bồn nước….

- Các thành phn, linh kin, chi tiết, b phn máy: Thuộc nhóm này là các linh kiện như bu lông, đai ốc, vòng bi, bánh răng, trục chuyển động, trục vít, tay quay, thanh truyền lực, xích líp… Đây là nhóm và có nhu cầu gia công sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành sản xuất cơ khí của Việt Nam.

Ngoài các yêu cầu về tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, sản phẩm cơ khí đòi hỏi rất nhiều tiêu chí khắt khe cần đáp ứng để đảm bảo cho các chi tiết và cả bộ máy có thể hoạt động liên tục, ổn định với công suất lớn. Cơ bản nhất là các yêu cầu về kỹ

thuật (chức năng chính của sản phẩm, độ chính xác về kích thước, hình dạng, khả năng chịu lực, khả năng chịu tác động của các yếu tố môi trường như: sự thay đổi nhiệt độ, sự ăn mòn…). Vì vậy, các DNSX cơ khí đều phải tuân thủ theo một hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định của hệ thống đó như: các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004, ISO 9011), các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000) và các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Việc đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm không những là tiền đề để các DN thống nhất hoá được nhiều chi tiết, bộ phận trong sản xuất, giảm được số lượng các kiểu, loại để sản xuất hàng loạt lớn những sản phẩm có giá thành rẻ, chất lượng cạnh tranh mà còn giúp các DN tránh được thiệt hại do vi phạm hợp đồng về đảm bảo chất lượng.

Để kiểm soát chất lượng sản phẩm, các DN cơ khí cân nhắc rất cẩn thận khi phải đưa ra một số quyết định ngay từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: loại NVL sử dụng, có thể sử dụng vật liệu thay thế hay không, mua NVL của nhà cung cấp nào, phương thức mua NVL… Bên cạnh đó, QĐ về giá bán sản phẩm hợp lý không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN mà còn là một trong những điều kiện để các DN cơ khí tham gia đấu thầu sản xuất linh kiện, thiết bị cung cấp cho các dự án, các nhà máy trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và sản xuất thiết bị điện, điện tử, các DN cơ khí Việt Nam khi đã trở thành nhà cung cấp linh kiện và các sản phẩm phụ trợ cho các nhà máy lắp ráp thường phải có lộ trình giảm giá hàng năm cho mỗi dòng sản phẩm theo cam kết với khách hàng (khoảng từ 5% - 8%/ năm). Như vậy, KTQT phải cung cấp các

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)