Theo Lý thuyết ra quyết định (Decision Theory), với bất kỳ loại quyết định nào quá trình RQĐ của nhà quản trị thường được tiến hành theo 5 bước. Vai trò của KTQT được thể hiện rõ nhất ở khâu thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn, mục tiêu của DN để có cơ sở tư vấn cho NQT quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất. Vai trò của KTQT trong quá trình ra quyết định của các nhà quản lý được thể hiện trong sơ đồ 2.2.
Sơđồ 2.2. Quá trình ra quyết định của DN và vai trò của KTQT
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mọi QĐ của NQT đưa ra đều gắn liền với việc lựa chọn các phương án tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện của DN dựa trên những thông tin đầy đủ và có cơ sở. Tuy nhiên, thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu RQĐ của NQT thường không có sẵn. Trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn phương án thường dựa vào kinh nghiệm và sự suy đoán của người ra QĐ. Việc RQĐ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu NQT căn cứ vào sự so sánh những thông tin đã lượng hóa bằng các con số cụ thể. Là công cụ hỗ trợ quản trị DN, kế toán quản trị sẽ giúp các NQT có cơ sở so sánh, đánh giá các phương án để đưa ra QĐ phù hợp nhất bằng cách cung cấp những thông tin thích hợp đã được tinh giản hoặc thu gọn dưới dạng các chỉ tiêu định lượng. Trước hết, KTQT thu thập, ghi chép những thông tin, số liệu liên quan đến các phương án NQT đang cân nhắc. Sau đó, KTQT thực hiện các nghiệp vụ xử lý chuyên môn để chọn lọc những thông tin cần thiết, rồi tổng hợp, trình bày theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích cho các NQT. Bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, KTQT cung cấp thông tin thích hợp làm nổi bật những cơ hội và những vấn đề mà NQT quan tâm, đo lường, phân
Xác định vấn đề cần giải quyết Tìm hiểu các phương án giải quyết vấn đề
Thu thập thông tin
Đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn và mục tiêu đã xác định
Lựa chọn phương án tối ưu và RQĐ
Vai trò chủ
yếu của KTQT
Phân tích
định lượng Phân tích định tính
tích, so sánh kết quả hoạt động của các bộ phận, các cá nhân trong tổ chức và giữa các phương án hành động… để giúp NQT lựa chọn phương án thích hợp nhất.
Do yêu cầu và trình độ quản lý của các NQT có thể khác nhau nên vai trò của KTQT trong mỗi DN có thể được phát huy ở những mức độ khác nhau. Việc áp dụng các kỹ thuật KTQT để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tư vấn cho NQT ra quyết định sẽ phát huy được tối đa vai trò trong môi trường kinh doanh ổn định hoặc rủi ro (nếu có) ở mức độ rất thấp. NQT được cung cấp đủ thông tin về điều kiện và kết quả của các phương án để so sánh và lựa chọn phương án tối ưu nhất. Ngược lại, trong môi trường kinh doanh không chắc chắn hoặc có nhiều rủi ro, NQT không thể kiểm soát được sự ảnh hưởng của điều kiện khách quan với kết quả các QĐ mà mình đưa ra. Việc RQĐ trở nên rất khó khăn và thường phải dựa nhiều vào sự suy đoán, kinh nghiệm của NQT, đòi hỏi NQT phải chấp nhận mạo hiểm. Trong ngắn hạn, những điều kiện rủi ro và không chắc chắn (nếu có) thường dễ kiểm soát và ở mức độ rất thấp. Trong nghiên cứu đề tài KTQT với việc RQĐ ngắn hạn, Luận án không đề cập đến các QĐ trong môi trường không chắc chắn, rủi ro ở mức độ cao.
2.3. Nội dung kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán quản trị giúp các NQT ra quyết định ngắn hạn không chỉ bằng cách cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và đáng tin cậy mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật thu thập, xử lý, phân tích vào những tình huống khác nhau liên quan đến quyết định để NQT có cơ sở ra quyết định tốt hơn (CGMA, 2014). Với cách tiếp cận KTQT theo tiến trình xử lý thông tin, nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DNSX được thể hiện trong sơ đồ 2.3.
Sơđồ 2.3. Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong DNSX
Nguồn: Tác giảđề xuất