Trần Khắc Tâm Sóc Trăng

Một phần của tài liệu BienBan17-6S (Trang 29 - 30)

Kính thưa Quốc hội,

Qua nghiên cứu Luật doanh nghiệp (sửa đổi) tôi thống nhất với sự cần thiết phải sửa đổi lần này vì tạo điều kiện sửa đổi một số bất cập trong Luật doanh nghiệp thời gian vừa qua và đáp ứng được một số đối tượng này để đột phá trọng tâm một số chỉ tiêu về tái cơ cấu doanh nghiệp. Sau đây tôi xin tham gia đóng góp một số vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, những nội dung cụ thể tại Khoản 1, Điều 4 về giải thích từ ngữ, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản và có trụ sở giao dịch ổn định. Tôi rất băn khoăn, vì theo quy định của pháp luật dân sự quy định về pháp nhân chỉ cần có trụ sở giao dịch là được và đảm bảo theo Hiến pháp năm 2013 về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và nên bỏ cụm từ này, chỉ cần có trụ sở, địa điểm giao dịch theo quy định như vậy là phù hợp.

Thứ hai, về ngành nghề đăng ký kinh doanh tại Điều 7. Tôi thống nhất với dự thảo luật nên giữ Khoản 2 quy định "Chính phủ quy định và ban hành danh mục cụ thể các ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại luật, pháp lệnh và nghị định". Khoản 3 quy định "Thủ tướng ban hành các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh". Khoản 4 Chính phủ định kỳ hàng năm rà soát để bổ sung các danh mục này. Khoản 5 các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không được quy định ngành nghề cấm kinh doanh. Cần rà soát thống kê lại, thời gian qua các danh mục ngành nghề kinh doanh các cấp đã ban hành kèm các thông tư, nghị định của Chính phủ như Điều 7 để làm rõ hơn các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh cần công khai, minh bạch để doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý. Tại điều 12 phân cấp và tạo điều kiện thực hiện Hiến pháp 2013.

Thứ ba, về doanh nghiệp xã hội tại Điểm b, Khoản 2, Điều 11, tôi thống nhất vì cần có doanh nghiệp đặc thù hoạt động vì mục tiêu xã hội, môi trường vẫn được điều chỉnh trong lĩnh vực này. Đề nghị xem lại Khoản 1 quy định doanh nghiệp xã hội có ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp được sử dụng để tái đầu tư các vấn đề xã hội, môi trường đã đăng ký, cần làm rõ tỷ lệ 51% có khác với các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước hay không. Doanh nghiệp xã hội này mang dáng vóc một doanh nghiệp công ích, vì nói đến xã hội có thể là 49% hoặc phải thấp hơn 51%, vì thế vẫn mang tính doanh nghiệp nhà nước bao cấp. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo giải thích thêm vấn đề này.

Điểm b, Khoản 2 người quản lý doanh nghiệp xã hội được tạo thuận lợi hoặc xem xét đặc cách trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ có liên quan theo quy định của pháp luật tại Chương II thì không thấy đặc cách nào quy định trong giấy phép, hồ sơ đăng ký, các thủ tục khác khi đăng ký kinh doanh.

Thứ tư, Điều 22 về hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cá thể, thời gian đăng ký được rút ngắn về thủ tục như hồ sơ và cấp giấy phép quy định 5 ngày tại Khoản 1, Điều 21 là cải cách rất tốt, rất đột phá, mạnh mẽ, thiết thực. Tuy nhiên, hồ sơ cụ thể đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cá thể như giấy sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của doanh nghiệp cá thể là mâu thuẫn với Khoản 1, Điều 187 về doanh nghiệp cá thể. Chứng thực cá nhân hợp pháp khác là chưa rõ ràng là loại giấy tờ gì, có phải là lý lịch tư pháp hay không, cần nêu rõ là các loại giấy tờ gì để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cá thể đăng ký cùng với rút ngắn thời gian đăng ký.

Thứ năm, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Điểm b, Khoản 2, Điều 215, quy định: Trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đề nghị bỏ cụm từ "hộ kinh doanh". Như vậy, chỉ có quản lý doanh nghiệp, còn hộ kinh doanh thì được điều chỉnh theo nghị định Chính phủ và cũng tương thích với Khoản 3, Điều 219, tức là cơ sở kinh doanh có sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên thì phải đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp và hoạt động theo luật này. Hộ kinh doanh quy mô nhỏ được đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ. Còn quản lý hộ kinh doanh theo nghị định của Chính phủ thì được giao cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Do đó, tại Điểm b, giao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp là đủ. Còn hội kinh doanh giao cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tương ứng tại Điểm đ, Khoản 2 điều này phù hợp hơn. Tôi xin hết ý kiến, xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan17-6S (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w