Nguyễn Văn Sơn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu BienBan17-6S (Trang 35 - 38)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp, Kính thưa Quốc hội,

Sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005 lần này, Ban soạn thảo đã chuẩn bị rất chu đáo, chúng tôi cho rằng cũng đã rất căn cơ, để góp phần tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty tạo điều kiện và động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp cùng với sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi nhất để thành lập và phát triển doanh nghiệp, trong đó việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cũng như sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp một cách thuận lợi. Vì thực sự chúng ta gắn giữa đăng ký và nhiều doanh nghiệp hiện nay yêu cầu để phá sản cũng rất khó khăn, tất nhiên ta có Luật phá sản riêng nhưng trong luật này đã có những định hướng.

Cùng với đó trách nhiệm của doanh nghiệp, của chủ doanh nghiệp gắn với trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện tham mưu các chính sách để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Sự đồng bộ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng cũng gắn với việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh, bảo đảm các quyền lợi cho người lao động về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động. Việc thành lập tổ chức các hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng đây là một yếu tố mà Luật doanh nghiệp lần này cũng đã xác nhận rõ. Vì thực sự doanh nghiệp hoạt động theo hệ thống pháp luật nhưng trước hết người ta nghiên cứu Luật doanh nghiệp, từ đó để lan tỏa ra, chứ nếu chúng ta bảo là có các điều luật khác quy định rồi nhưng doanh nghiệp người ta tìm hiểu ở mức độ. Đây là yếu tố chúng tôi cho rằng hết sức cần thiết.

Chúng tôi đồng tình các sửa đổi tương đối mở và tương đối rõ trong việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp theo Điều 29, đăng ký ngành nghề kinh doanh Điều 30, quy định rõ tên của doanh nghiệp, trụ sở chính của doanh nghiệp Điều 40. Những việc này tưởng như đơn giản nhưng về tạo điều kiện cũng như các cơ quan quản lý nhà nước để sau này việc hậu kiểm và những chương trình rất có ý nghĩa. Thực tiễn trong kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhiều khi tìm hiểu để giúp đỡ doanh nghiệp nhưng không tìm ra tên, địa chỉ, trụ sở chính, đây là những yếu tố bắt buộc doanh nghiệp phải tự xác định, ý nghĩa cũng rất lớn.

Chúng tôi đồng tình với quyền của doanh nghiệp, có 11 quyền cùng với một số quyền khác quy định và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong nghĩa vụ doanh nghiệp ở Khoản 1, chúng ta đề nghị viết ngược lại là doanh nghiệp được tiến hành các ngành nghề kinh doanh v.v... Chúng ta phải viết là sau khi doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu này thì mới được tiến hành việc đó.

Ở đây có báo cáo với cơ quan tài chính về quản lý thuế, doanh nghiệp phải có một yếu tố rất lớn, tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là người lao động thì phải báo cáo và khai trình với cơ quan lao động và những nhu cầu tuyển dụng lao động cũng như đăng ký chúng ta đòi hỏi nhiều. Hiện nay trong đổi mới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cho xã hội phải nắm được nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng nắm ở đâu, doanh nghiệp không thông tin, không báo cáo, không phản ánh, không chịu trách nhiệm gì, cơ quan quản lý nhà nước không tìm hiểu ra thì làm sao dự báo, thông tin cung cấp đủ để cho các cơ quan quản lý nhà nước có được trách nhiệm trong việc thực hiện này.

Trong Luật dạy nghề chúng ta cũng phải quy định, nhưng ngược lại người ta sẽ nghiên cứu trong luật này, người ta có trách nhiệm gì trong việc thực hiện đối với người lao động. Chúng tôi đề nghị bổ sung thêm điều phải báo cáo khai trình lao động cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động, đăng ký quá trình để chúng ta có tổng hợp.

Điều 11, lần này đưa vào khái niệm doanh nghiệp xã hội. Chúng tôi cho rằng trách nhiệm của doanh nghiệp chúng ta đã nói nhiều, nhiều doanh nghiệp thực sự tâm huyết, trách nhiệm với xã hội. Nhưng khái niệm doanh nghiệp xã hội ở đây chúng ta đưa ra mới ở vấn đề lợi nhuận để đầu tư cho lĩnh vực đối với chính sách xã hội, đối với môi trường. Theo chúng tôi phải hiểu rộng khái niệm này, vì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải gắn với những môi trường, những lĩnh vực khó đang được sự quan tâm chung của xã hội.

Nhìn rộng hơn là nội hàm của doanh nghiệp xã hội này ngoài an sinh xã hội, môi trường thì vấn đề xã hội hết sức quan tâm. Đó là địa bàn rộng lớn của nông nghiệp, nông thôn, nông dân mà chúng ta hết sức quan tâm ở lĩnh vực này, có trách nhiệm đối với "đầu vào" của sản xuất, "đầu ra" của sản phẩm chế biến, nhất là những vùng sâu, vùng xa. Những doanh nghiệp này, ngoài lợi nhuận đầu tư trên 50% cho những hoạt động về xã hội thì chủ doanh nghiệp đó tâm huyết đối với người nông dân, nông nghiệp, nông thôn, nhất là gắn với nông thôn mới, để chúng ta khai thác được mô hình sản xuất kinh tế. Các yếu tố này để tăng cường doanh nghiệp có hàng triệu hộ sản xuất, kinh doanh hiện nay chúng ta đang làm hiệu quả, có hấp dẫn trong cơ chế nhưng tạo điều kiện những chính sách đặc thù nữa, chắc chắn phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này.

Chúng tôi đề nghị khái niệm doanh nghiệp xã hội mở rộng thêm ngoài yếu tố lợi nhuận, trách nhiệm của họ đối với những vấn đề lớn của nông thôn nông nghiệp và những vùng khó khăn. Chúng tôi đề nghị chỗ này nên rõ hơn, từ đó đề nghị bổ sung thêm quyền, nghĩa vụ, nhưng chính sách ưu đãi phải rõ hơn. Trong luật này cũng phải quy định rõ chứ không phải chỉ ở các văn bản thông tư để người tiếp cận nghiên cứu, tham gia. Rõ về đất đai, về thuế, về đào tạo, về lao động và những yếu tố chúng ta cũng phải có những quy định rõ. Thực chất chúng ta thấy thế nhưng trong môi trường đầu tư kinh doanh thì nơi khác đến hoặc nước ngoài chúng ta tạo môi trường sạch. Riêng doanh nghiệp trên địa bàn mà chúng ta tạo điều kiện đất đai v.v... Đây là những vấn đề rất lớn của chính quyền các cấp mà chúng ta phải đưa vào luật.

Ý cuối cùng mà chúng tôi muốn nêu, hiện nay trong luật của chúng ta có một mục, chương về tổ chức thực hiện. Tôi cho rằng mục này là một mục vừa gắn với thực hiện pháp luật nhưng trách nhiệm của các ngành, các cấp, của các lực lượng trong việc này.

Thứ nhất, trong Điều 25 về trách nhiệm của cơ quan liên quan các bộ, ngành. Tôi cho rằng trách nhiệm này cần sự đồng bộ thực sự đang còn bất cập. Đồng bộ trong quy định ngành, nghề có điều kiện, những yếu tố ràng buộc. Việc này cần phải được thống nhất, nếu để các ngành, nghề hướng dẫn theo các thông tư mà không đưa vào luật trong những kiềm chế này nhiều khi những quy định này mở

về mặt pháp luật nhưng lại co kéo và lại ràng buộc về những yếu tố quy định. Việc này cần phải rõ hơn.

Thứ hai, trách nhiệm của địa phương, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho phát triển và trách nhiệm đối với địa phương để có được doanh nghiệp, sinh ra doanh nghiệp và đồng thời phải nắm được thông tin để xử lý. Tôi đồng tình cao như đồng chí Vũ Tiến Lộc về việc kiểm định, thẩm định và hậu kiểm hết sức quan trọng và đồng bộ để chúng ta triển khai tốt được môi trường cho các hộ kinh doanh vào sản xuất, kinh doanh tốt.

Một phần của tài liệu BienBan17-6S (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w