Bài học kinh nghiệm cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 36)

Từ thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho đồng bào DTTS của các địa phương nêu trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong

công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam như sau:

Một là, cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc. Đặc biệt chú trọng tới công tác lựa chọn các cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng, thuận lợi cho việc đi lại của học viên, đồng thời đội ngũ cán bộ, giáo viên phải được đảm bảo cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo để thu hút lực lượng thanh niên là đồng bào DTTS tham gia học tập.

Hai là, cần đẩy mạnh thực hiện các Chương trình hành động về dân tộc và miền núi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển những ngành nghề truyền thống nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. UBND huyện cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát để các chương trình được thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.

Ba là, đầu tư xây dựng hệ thống loa đài, phát thanh-truyền hình lên các xã vùng cao, tăng cường thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc để bà con có thêm thông tin, thời sự. Góp phần nâng cao sự hiểu biết để cải thiện được nhận thức của lao động DTTS.

Bốn là, sử dụng tốt các quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm cho đồng bào DTTS. Đồng thời đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tuyển lao động là đồng bào DTTS vào các công ty, xí nghiệp, nông-lâm trường ở trong và ngoài địa phương. Lồng ghép các nguồn tín dụng ưu đãi để góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần quan trọng vào việc xói đói, giảm nghèo cho đồng bào DTTS.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Từ thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho đồng bào DTTS của các địa phương nêu trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong

công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam như sau:

Một là, cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc. Đặc biệt chú trọng tới công tác lựa chọn các cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng, thuận lợi cho việc đi lại của học viên, đồng thời đội ngũ cán bộ, giáo viên phải được đảm bảo cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo để thu hút lực lượng thanh niên là đồng bào DTTS tham gia học tập.

Hai là, cần đẩy mạnh thực hiện các Chương trình hành động về dân tộc và miền núi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển những ngành nghề truyền thống nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. UBND huyện cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát để các chương trình được thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.

Ba là, đầu tư xây dựng hệ thống loa đài, phát thanh-truyền hình lên các xã vùng cao, tăng cường thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc để bà con có thêm thông tin, thời sự. Góp phần nâng cao sự hiểu biết để cải thiện được nhận thức của lao động DTTS.

Bốn là, sử dụng tốt các quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm cho đồng bào DTTS. Đồng thời đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tuyển lao động là đồng bào DTTS vào các công ty, xí nghiệp, nông-lâm trường ở trong và ngoài địa phương. Lồng ghép các nguồn tín dụng ưu đãi để góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần quan trọng vào việc xói đói, giảm nghèo cho đồng bào DTTS.

Tiểu kết chương 1

Giải quyết việc làm luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động người DTTS nói riêng là một trong những vấn đề cấp bách, mang tính chiến lược, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH của mỗi địa phương. Trong chương 1 tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về vấn đề về việc làm, giải quyết việc làm, quản lý Nhà nước và thực hiện công tác giải quyết việc làm cho lao động người DTTS gồm các nội dung cơ bản như: nội dung quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS.

Từ những lý luận chung về quản lý Nhà nước về việc làm và các vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước việc làm cho lao động người DTTS, làm cơ sở để tác giả phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người DTTS tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w