3 Cơ cấu giá trị S
2.2.4. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động DTTS
Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động DTTS
Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS
Để thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, công tác QLNN đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. UBND huyện Bắc Trà My đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm cấp huyện và Ban đào tạo nghề giải quyết việc làm cấp xã, thị trấn (do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện/xã làm Trưởng ban; Trưởng Phòng LĐ- TB&XH cấp huyện làm Phó trưởng ban cấp huyện). Thành viên là đại diện
lãnh đạo của một số ban, ngành, đoàn thể liên quan.
Ban chỉ đạo họp 02 lần mỗi năm (vào 6 tháng và cuối năm) để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và bàn giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo. Các Ban chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động, theo đó đã tổ chức phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo dõi, phụ trách, chỉ đạo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của chương trình; đồng thời phân công từng thành viên theo dõi, giúp đỡ các xã triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương.
Theo bà Nguyễn Thị Nam Ngân - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện:
“...Phòng LĐ-TB&XH đã làm tốt công tác tham mưu triển khai đồng bộ, với nội dung, giải pháp phù hợp và đạt được kết quả cao, đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được nhu cầu bức xúc của người dân về lao động, việc làm, đào tạo nghề và giảm nghèo; Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm cấp huyện đã làm tốt công tác tham mưu các giải pháp thu hút lao động DTTS tham gia đào tạo nghề theo Quyết định 3577 của UBND tỉnh. Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH thường xuyên thăm hỏi động viên các học viên người dân tộc thiểu số học nghề và làm việc tại các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hằng năm, Phòng LĐ-TB&XH đã tham mưu và phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam tổ chức sàn giao dịch việc làm sau Tết Nguyên Đán đã thu hút đông đảo người lao động đến tham dự, trong đó có lao động DTTS. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động. Tuy nhiên tâm lý e dè, không thích đi làm ăn xa và phong tục tập quán của người DTTS đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm”(PVS).
Về thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết việc làm
Hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chính trong công tác lao động việc làm. Để thực hiện việc này, Phòng
LĐ-TB&XH huyện thực hiện như sau: Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó phòng phụ trách trực tiếp và bố trí 01 chuyên viên tham mưu trực tiếp lĩnh vực lao động việc làm. Tại các xã, thị trấn bố trí 01 công chức phụ trách chung về lĩnh vực LĐ-TB&XH.
Nhìn chung, cán bộ công chức phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu về việc này. Cán bộ phụ trách lĩnh vực này về cơ bản có trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Bên cạnh đó, với khối lượng công việc quá lớn, trong khi huyện chỉ bố trí 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực giải quyết việc làm (đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác) nên rất khó khăn cho cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ chung của ngành. Đội ngũ cán bộ làm công tác GQVL ở cấp xã, đặc biệt là các xã vùng cao có năng lực còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo, nên hiệu quả công việc chưa cao.
Mặc dù, đội ngũ cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu công tác GQVL trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng, nỗ lực. Tuy nhiên, thực trạng cán bộ ở cấp xã thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, chưa được đào tạo theo đúng chuyên ngành; Cán bộ cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS còn nhiều hạn chế.