Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 61 - 63)

3 Cơ cấu giá trị S

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện công tác giải quyết việc làm cho lao động DTTS, tuy nhiên có thể tổng hợp thành các nguyên nhân sau đây:

Một là, Do địa hình của huyện Bắc Trà My là đồi núi, chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh để lại; điều kiện thời tiết, khí hậu không mấy thuận lợi, hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đáng kể đến giải quyết việc làm cho lao động DTTS.

Hai là, Nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí và vấn đề nghề nghiệp, việc làm cho lao động DTTS còn bất cập; nhận thức của bản thân lao động DTTS về lao động, việc làm có mặt còn hạn chế; Trình độ dân trí của vùng lao động DTTS thấp và tính thụ động cao, do đó khi triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo việc làm cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn.

Ba là, Giải quyết việc làm là công việc đòi hỏi phải có sự chung tay của các cấp, các ngành trong việc triển khai đồng bộ có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, đội ngũ nhân sự thực hiện công việc chưa đảm bảo về số lượng nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc; sự phối hợp giữa các phòng, ban ngành còn mang tính hình thức; Cấp ủy Đảng và Chính quyền của một số xã chưa quan tâm và nhận thức đúng đắng về vấn đề này.

Bốn là, Các cơ chế chính sách về lao động việc làm đối với lao động DTTS chưa được thực thi mạnh mẽ và chưa hoàn thiện; công tác quản lý, điều

hành, chỉ đạo của các cấp còn nhiều bất cập, chưa đi vào thực tiễn cuộc sống.

Năm là, sự hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách của các cấp Chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp có tiềm năng về giải quyết việc làm chưa được chú trọng. Các chương trình dạy nghề đã đầu tư có trọng tâm cho các Trung tâm dạy nghề nhưng chưa chú trọng đến việc đầu tư tập trung các nghề mũi nhọn và nghề trọng điểm. Chưa tạo ra được cơ chế linh hoạt trong hỗ trợ giải quyết việc làm của các đơn vị chức năng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu khái quát về tình hình kinh tễ -xã hội và thực trạng về tình hình lao động và việc làm của lao động nông thôn nói chung và lao động DTTS huyện Bắc Trà My trong những năm qua. Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng công tác quản lý nhà việc về việc làm cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thông qua 4 nội dung cơ bản gồm: Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược về tạo việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số; Thực trạng về tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động DTTS; Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số; Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định và xử lý vi phạm quy định về tạo việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Kết quả phân tích đã đánh giá những mặt thành công và những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động DTTS. Đây là cơ sở đề xuất các giải pháp trong thời gian đến trong chương 3

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w