Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 46 - 50)

3 Cơ cấu giá trị S

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số

người dân tộc thiểu số

Thực trạng tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề và GQVL

Trong thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện; Phòng Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyển các cơ chế, chính sách liên quan đến đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động người DTTS, vận động lao động DTTS có tuổi đời từ 18-30

tham gia học nghề và làm việc tại các doanh nghiệp.

Phòng LĐ- TB&XH đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề thanh niên Dân tộc miền núi, Trung tâm đào tạo nghề thanh niên Quảng Nam và liên kết với các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tổ chức tuyên truyền vận động lao động DTTS tham gia học nghề may công nghiệp và giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp may theo Quyết định 3577 của UBND tỉnh. Khi người lao động tham gia học nghề theo cơ chế này, ngoài việc hỗ trợ học phí giống như Đề án 1956 của Chính phủ, người học là DTTS được hỗ trợ tiền nhà, hồ trợ 24 tháng tiền nhà trọ khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp và nhiều cơ chế hỗ trợ khác. Việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động dân tộc thiểu số giai đoạn 2013- 2018.

Chỉ tiêu 2013 2014 2015Năm2016 2017 2018

Lao động được đào tạo

nghề 152 648 193 187 271 450 LĐ DTTS 128 551 193 165 228 415 Tỷ lệ (%) 84,21 85,03 100,00 88,24 84,13 92,22 GQVL mới hằng năm 1832 1953 2120 2250 2450 2560 Trong đó: LĐ DTTS 259 312 353 550 621 725 Tỷ lệ (%) 14,14 15,98 16,65 24,44 25,35 28,32

Nguồn: Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bắc Trà My

Căn cứ bảng số liệu thống kê nêu trên cho thấy, trong thời gian qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và lao động dân tộc thiểu số nói riêng luôn tăng qua các năm. Đa số các lớp đào tạo đều hướng vào người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động DTTS tham gia các lớp đào tạo theo Đề án 1956 của Chính phủ và các chương trình đào tạo nghề khác chiếm đa số. Song tỷ lệ giải quyết việc làm sau khi đào tạo nói riêng và giải quyết việc làm mới

đối với lao động DTTS chiếm tỷ trọng rất thấp. Nguyên nhân, theo đề án 1956 của Chính phủ, người lao động DTTS tham gia học nghề ngoài việc được hỗ trợ học phí, lao động DTTS còn được hỗ trợ tiền ăn mỗi ngày 30.000 đồng. Vì vậy, lao động người DTTS chỉ quan tâm đến việc học để nhận tiền hỗ trợ, chưa quan tâm đến việc ứng dụng kiến thức vào hoạt động sản xuất của mình cũng như tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Từ khi UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 3577, quyết định này đòi hỏi các cơ sở dạy nghề ngoài việc dạy nghề cần phải liên kết với doanh nghiệp để tiếp nhận lao động sau khi đào tạo. Các cơ sở đào tạo được thanh toán chi phí đào tạo khi người lao động được doanh nghiệp nhận vào làm việc ổn định và đóng bảo hiểm xã hội. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, từ khi thực hiện cơ chế này đa số người lao động DTTS được tham gia học nghề và được làm việc ổn định tại các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề và giải quyết việc làm so với tổng lao động trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cũng không ít lao động DTTS không chịu áp lực khi làm việc theo tác phong công nghiệp tại các doanh nghiệp. Nhiều lao động đã bỏ việc và quay trở về quê làm các công việc cũ như trước đây.

Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động DTTS theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý. Đòi hỏi công tác tuyên truyền vận động của Phòng LĐ-TB&XH huyện và các ban ngành đoàn thể có liên quan cần phải liên tục thường xuyên trong thời gian đến. Để thay đổi nhận thức của người lao động DTTS. Đồng thời UBND huyện cần xây dựng cơ chế thu hút các doanh nghiệp về địa phương đề giải quyết việc làm tại chổ.

Hệ thống hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nguồn vốn vay qua kênh Ngân hàng chính sách xã hội huyện, kết quả như sau:

Bảng 2.6. Bảng thống kê kết quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng CSXH huyện Bắc Trà My giai đoạn 2014 -2018

Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018 Hộ Số tiền (Triệu đồng) Hộ Số tiền (Triệu đồng) Hộ Số tiền (Triệu đồng) Hộ Số tiền (Triệu đồng) Hộ Số tiền (Triệu đồng) Số hộ vay vốn giải quyết việc làm 226 4.994 236 5.010 226 4.561 206 4.561 277 7.124 Hộ người DTTS 73 1.497 71 1.432 63 1.299 53 1.127 57 1.250 Tỷ lệ(%) 32,30 29,98 30,08 28,58 27,88 28,48 25,73 24,71 20,58 17,55

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Trà My

Theo kết quả thống kê nêu trên cho thấy nhu cầu vay vốn từ ngân hàng CSXH huyện để giải quyết việc làm đối với các hộ DTTS tỷ lệ rất thấp trong tổng số hộ được vay và nguồn vốn giải ngân của Ngân hàng. Đồng thời tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chính là do đa số lao động DTTS vay vốn về không đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho bản thân và gia đình. Lao động DTTS rất ngại trong việc vay vốn từ ngân hàng chính sách đề đầu tư kinh doanh cũng như tham gia xuất khẩu lao động do bản thân họ không có phương án sử dụng vốn mang lại hiệu quả và ngại đi làm ăn xa. Vì vậy, trong thời gian đến cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân, đặc biệt là cho vay xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động có hiệu quả, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và nhu cầu khách quan về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH. Đồng thời, tăng thu nhập cho người lao động,

tăng thu ngoại tệ cho huyện, tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật, kiến thức để phục vụ cho huyện nói riêng và tỉnh nói chung.

Nhận thức được tầm quan trọng này, những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện tổ chức thông tin, tuyên truyền về các Chương trình xuất khẩu lao động như: Chương trình xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật bản và các Chương trình xuất khẩu lao động theo diện hợp tác giữa chính phủ các nước như: EPS, IM JAPAN… đến tất cả các thôn bản trên địa bàn huyện. Công tác xuất khẩu lao động tại huyện Bắc Trà My được thống kê qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Bảng thống kê số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động huyện Bắc Trà My giai đoạn 2014 -2018

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số 1 1 3 3 6

LĐ DTTS 0 0 0 1 1

Tỷ lệ % 0 0 0 33,33 16,66

Nguồn: Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bắc Trà My

Qua bảng số liệu tổng hợp nêu trên cho thấy số lượng lao động nông thôn nói chung và lao động DTTS tại huyện Bắc Trà My tham gia xuất khẩu lao động rất thấp. Vì vậy, trong thời gian đến UBND huyện Bắc Trà My cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các cơ chế hỗ trợ DTTS tham gia xuất khẩu lao động của Trung ương, tỉnh Quảng Nam. Phối hợp với các công ty tư vấn xuất khẩu lao động mở các lớp đào tạo nghề, học định hướng, học ngoại ngữ tại chỗ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi sang làm việc tại các nước sở tại.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w