Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 61)

3 Cơ cấu giá trị S

2.3.2. Những mặt hạn chế

Trong quá trình triển khai thực hiện các chiến lược kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cho lao động người dân tộc thiểu số, mặc dù Chính phủ, tỉnh và huyện hết sức quan tâm song trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm. Trong những năm qua, công tác tuyển sinh dạy nghề cho người lao động dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức về vấn đề dạy nghề, chất lượng dạy nghề của nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu. Mức hỗ trợ cho cơ sở dạy nghề và cho người học nghề còn thấp so với tình trạng giá cả tăng cao. Việc dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động dân tộc thiểu số rất khó khăn do một bộ phận không nhỏ người lao động dân tộc thiểu số có tâm lý ngại đi làm xa. Tổng số lao động người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chỉ đạt khoảng 60% kế hoạch đề ra.

Giải quyết việc làm thông qua thị trường lao động những năm qua đã được chú trọng nhưng ít có hiệu quả đối với người lao động dân tộc thiểu số. Các hoạt động xúc tiến, giới thiệu việc làm được đẩy mạnh, các chính sách

cho vay vốn để tạo việc làm được triển khai tích cực. Huyện đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam tổ chức nhiều sàn giao dịch việc làm tại huyện song lao động dân tộc thiểu số tham gia vào các phiên giao dịch việc làm này không nhiều, một phần do hạn chế về thông tin, một phần do kém năng động và chưa có thói quen tham gia vào thị trường lao động theo hình thức này.

Vấn đề thu hút đầu tư phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở vùng lao động DTTS còn chậm, ảnh hưởng tới việc làm của người lao động.

Về tổ chức bổ máy quản lý và nhân sự quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động DTTS

Ban chỉ đạo chương trình ở một số địa phương hoạt động chưa hiệu quả, có nơi xây dựng chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương, một số cán bộ chủ chốt ở địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chưa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động phối hợp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách GQVL ở cơ sở thường bị thay đổi, bố trí không phù hợp, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ. Đa số cán bộ phụ trách công tác giải quyết việc làm tại các xã người dân tộc thiểu số mặc dù đã tăng về số lượng nhưng chất lượng vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm vì số học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đi học cử tuyển ra trường vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực thực hành nghề nghiệp.

Về xây dựng ban hành chính sách, qui định, chương trình, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Việc ban hành chính sách, chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình GQVL của huyện Bắc Trà My còn nhiều hạn chế: thiếu văn bản mang tính pháp lý cao để chỉ đạo, điều hành toàn diện về công tác GQVL như: Nghị quyết, Chỉ thị; thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách riêng của tỉnh, huyện đối với người lao động. Công tác lãnh đạo,

chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác GQVL đôi lúc chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp giải quyết việc làm cụ thể cho từng nhóm người lao động. Công tác điều tra, rà soát tổng hợp số lao động giải quyết việc làm hàng năm chưa thực sự chính xác.

Sự phối hợp thực hiện Chương trình giải quyết việc làm giữa các ban, ngành và các địa phương có lúc thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số xã chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về nội dung, mục tiêu, hiệu quả của các dự án, chương trình được triển khai trên địa bàn, do đó chưa có sự chỉ đạo, phối hợp tích cực.

Công tác khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Nguồn lực thực hiện chương trình giải quyết việc làm chủ yếu là ngân sách Trung ương cấp, ngân sách địa phương bố trí còn hạn chế, chỉ đáp ứng được phần nhỏ các hoạt động của chương trình; chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và của các tổ chức chính trị- xã hội nhiều; chưa tận dụng tối đa nguồn lực tại địa phương cả về con người lẫn cơ sở vật chất.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, nhiều khi ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực công tác giải quyết việc làm cho lao động DTTS chưa được quan tâm, chú trọng và chưa có kết quả. Thực tế đó, đòi hỏi Nhà nước phải hoàn thiện quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động DTTS trong tình hình mới hiện nay.

Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án Quỹ hỗ trợ việc làm của các ngành chức năng ở tỉnh, huyện gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin về tình hình đầu tư, sử dụng vốn theo từng dự án và theo lĩnh vực đầu tư

(công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp). Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đáp ứng theo yêu cầu, mới quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các chính sách đối với chất lượng đời sống và công tác giải quyết việc làm. Chế độ thông tin, báo cáo giữa 2 cấp chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w