Thực trạng về lao động, việc làm của lao động người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 42 - 46)

3 Cơ cấu giá trị S

2.2.1. Thực trạng về lao động, việc làm của lao động người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Quy mô lao động người DTTS

Căn cứ vào kết quả điều tra Cung lao động hằng năm. Tác giả thống kê thu được kết quả sau:

Bảng 2.2: Bảng thống kê tỷ lệ lao động DTTS trong cơ cấu lao động toàn huyện giai đoạn 2014-2018

ĐVT: người

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số lao động 17.585 17.865 17.986 18.721 18.427 Lao động người DTTS 8.264 8.522 8.894 9.675 9.738 Tỷ lệ lao động người DTTS (%) 47 47,7 49,7 51,68 52,85 Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Bắc Trà My

Căn cứ theo kết quả thống kê nêu trên, cho thấy tổng số lao động trong độ tuổi lao động nói chung và lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng qua các năm. Trong cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số luôn có sự biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm. Cho đến nay tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng 52,85% tương ứng với 9.738 người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế. Nguyên nhân chính là đa số những người DTTS thích có gia đình đông con và chưa thực hiện các biện pháp về kế hoạch hoá gia đình. Với quy mô và tốc độ gia tăng dân số nêu trên, gây áp lực trong công tác giải quyết việc làm, không ổn định theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững cho lao động người dân tộc thiểu số trong thời gian đến.

Cơ cấu lao động người DTTS tham gia vào các thành phần kinh tế

Để đánh giá tỷ trọng lao động nông thôn nói chung và lao động người dân tộc thiểu số tham gia vào nền kinh tế quốc dân có phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động hay không. Thông qua kết quả thống kê từ kết quả điều tra cung lao động qua các năm được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Bảng thống kê tỷ lệ lao động DTTS tham gia vào các thành phần kinh tế giai đoạn 2014-2018

ĐVT: người

Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017 2018

Lao động trong nền kinh tế quốc dân

Tổng số 17.585 17.865 17.986 18.721 18.427 DTTS 8.264 8.522 8.894 9.675 9.738 Tỷ lệ (%) 46,99 47,70 49,45 51,68 52,85

Nông - lâm – ngư nghiệp

Tổng số 15.433 15.621 15.743 15.875 15.755 DTTS 7.602 7.670 8.005 8.224 7.790 Tỷ lệ (%) 49,26 49,10 50,85 51,80 49,44

Công nghiệp –xây dựng Tổng số 370 364 387 480 674 DTTS 44 51 59 78 169 Tỷ lệ (%) 11,89 14,01 15,25 16,25 25,07 Dịch vụ Tổng số 1.782 1.880 1.856 1.916 1.998 DTTS 356 479 501 551 600 Tỷ lệ (%) 19,98 25,48 26,99 28,76 30,03 Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Bắc Trà My

Theo số liệu thống kê nêu trên cho thấy người lao động dân tộc thiểu số hiện nay ở huyện Bắc Trà My làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, Tỷ lệ lao động DTTS tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Đa số người DTTS tham gia trong lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ bằng hình thức làm thuê. Những hoạt động sinh kế của người lao động DTTS chủ yếu là tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài ra họ đi làm thuê, khai thác lâm sản…

Những năm gần đây việc làm của lao động dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng từ việc làm nương rẫy (du canh hay luân canh, quảng canh) sang việc làm vườn chuyên canh, từ chăn nuôi theo lối thả rông hay bán thả rông các gia súc, gia cầm sang chăn nuôi theo lối làm chuồng, chăn dắt.

Tuy nhiên, xét tổng thể việc làm của lao động dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn là nông nghiệp, người lao động dân tộc thiểu số chậm thích nghi với lĩnh vực phi nông nghiệp so với người kinh. Đặc biệt, việc chuyển đổi các hình thức việc làm của người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra chậm hơn so với những dân tộc khác. Con đường chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi thả rông sang trồng cây công nghiệp và áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi song chưa mang lại hiệu quả đối với người lao động dân tộc thiểu. Trong khi người dân tộc thiểu số được Nhà nước đầu tư giúp đỡ tối đa để trồng cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi nhằm để giải quyết việc làm tại chổ nhưng không phát huy được những lợi thế đó. Khi những khó khăn, rủi ro xảy ra như: mất mùa, dịch bệnh, giá cả bấp bênh, lao động dân tộc thiểu số họ chọn phương án quay về với nương rẫy. Chính vì điều này, mặc dù được sự quan tâm đầu tư giúp đỡ rất nhiều từ Nhà nước nhưng lối canh tác của người lao động dân tộc thiểu số ở huyện bắc Trà My mang lại hiệu quả chưa cao và chưa chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chất lượng của lao động người DTTS

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn nói chung và cho lao động người dân tộc thiểu số nói riêng. Việc làm này đã được thông qua nhiều cơ chế, chính sách vễ hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn như Đề án 1956 của chính phủ; Nghị định 61 của Chính phủ, Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh Quảng Nam. Trong các cơ chế, chính sách đào tạo nghề đã và đang thực

hiện rất ưu tiên cho lao động DTTS tham gia học nghề và giới thiệu việc làm nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động. Song số lượng lao động người dân tộc thiểu số tham gia học nghề và giới thiệu việc làm tại huyện Bắc Trà My còn rất thấp. Trong khi cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng trên 52%. Nguyên nhân là do lao động DTTS có trình độ học vấn thấp, không nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Đa số lao động người dân tộc thiểu số tham gia học nghề để được nhận tiền hỗ trợ học tập từ Nhà nước. Sau khi học xong họ không ứng dụng vào công việc để tăng năng suất lao động cũng như tìm kiếm việc làm mới để nâng cao thu nhập. Người DTTS sau khi học xong họ quay về làm nương rẫy, không thích xa gia đình. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai thực hiện các chính sách đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với lao động người DTTS tại huyện Bắc Trà My.

Tình trạng thất nghiệp của lao động người DTTS

Trong những năm qua, công tác GQVL và phát triển thị trường lao động ở tỉnh, huyện đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế chính sách về lao động, việc làm được chú trọng và phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động thế giới. Đối với các huyện miền núi như Bắc Trà My tình trạng lao động thất nghiệp theo luật việc làm là rất ít. Tình trạng thất nghiệp của huyện giai đoạn 2014-2018 được thống kê qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Bảng thống kê lao động thất nghiệp của huyện Bắc Trà My giai đoạn 2014-2018 ĐVT: Người TT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 2018 1 Lao động thất nghiệp 26 30 Trong đó LĐ DTTS 8 12 Tỷ lệ (%) 30,77 40,00 2 LĐ có việc làm không ổn định 1.014 1.056 1.075 1.263 1.329 Trong đó lao động DTTS 598 614 635 725 762 Tỷ lệ (%) 58,97 58,14 59,07 57,40 57,34

Nguồn: Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bắc Trà My

Căn cứ theo bảng số liệu nêu trên cho thấy, tình trạng thất nghiệp đối với lao động ở vùng nông thôn trong thời gian qua là rất ít. Đa số lao động nông thôn nói chung và lao động người DTTS đều có việc làm, song việc làm của họ không ổn định và thu nhập thấp. Đây là thực tế hiện nay của lao động nông thôn tại các huyện miền núi, đặc biệt là lao động DTTS. Do lao động DTTS chủ yêu tham gia vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp là chính, sau hết mùa vụ hầu như họ không có gì để làm. Vì vậy, việc tạo công ăn việc làm ổn định và đảm bảo thu nhập cho lao động DTTS trở nên hết sức cấp thiết trong thời gian đến. Giúp lao động DTTS có việc làm ổn định và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w