Quan điểm chỉ đạo trong công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My – Tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 65 - 68)

3 Cơ cấu giá trị S

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo trong công tác quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My – Tỉnh

cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My – Tỉnh Quảng Nam[2.tr. 12-19]

Quản lý Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My phải dựa trên cơ sở gắn kết với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội

Người lao động dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân tộc thiểu số tại chỗ) của huyện Bắc Trà My thường thụ động hơn so với người kinh trong việc tìm kiếm việc làm và tham gia vào thị trường lao động. Do vậy, người lao động dân tộc thiểu số của huyện Bắc Trà My cần sự hỗ trợ rất lớn từ các cấp chính quyền địa phương thông qua các chương trình, dự án. Thực tế, những năm qua cho thấy các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người lao động dân tộc thiểu số giải quyết được một phần khó khăn về vốn trong sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tạo công ăn việc làm thông qua việc đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số từng bước vươn lên hòa nhập cộng đồng và

phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Vì vậy, trong những năm tới để giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số một cách có hiệu quả phải trên cơ sở gắn kết với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My trên cơ sở khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nướcđóng trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động người dân tộc thiểu số, góp phần ổn định và nâng dần mức sống cho đồng bào, xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề, gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho người lao động trên cơ sở phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế còn rất hạn chế. Trong thời gian tới, để phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế trong giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số cần theo hướng:

- Cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nướcnhư: các nông, lâm trường, công ty nông nghiệp phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động dân tộc thiểu số cũng cần chú ý hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đào tạo, sử dụng lao động dân tộc thiểu số để giải quyết việc làm cho người lao động. Đi đôi với việc phát triển lực lượng sản xuất, phải thường xuyên củng cố quan hệ sản xuất.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp. Chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các làng nghề, phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số để thu hút nhiều lao động vào làm việc.

- Phát triển các trang trại ở những nơi có điều kiện đất đai, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi...trong vùng dân tộc thiểu số. Trước mắt là hướng dẫn sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phổ biến công nghệ, chuyển

giao khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, làm dịch vụ, tín dụng nông nghiệp hoặc đảm trách những khâu then chốt mà kinh tế hộ không thể làm hoặc làm không hiệu quả.

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số làm nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất - kinh doanh: trong nông nghiệp có hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã kiểu mới, trang trại gia đình, trang trại cổ phần; trong công nghiệp có cơ sở sản xuất, tổ sản xuất, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; trong các ngành dịch vụ có xí nghiệp, doanh nghiệp, cửa hàng, tổ hợp tác, hợp tác xã mua bán, siêu thị, chợ...

- Tổ chức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến lớn với hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thành một quy trình xuyên suốt từ sản xuất nông sản, thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ. Khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thành lập công ty cổ phần, trong đó người dân đóng góp quyền sử dụng đất và doanh nghiệp bảo đảm cung ứng vốn, cây giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật, sơ chế và kinh doanh.

Quản lý Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My trên cơ sở phát triển thị trường lao động ở vùng dân tộc thiểu số

Nhìn chung, người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My còn rất hạn chế trong việc tham gia vào thị trường lao động. Vì vậy, trong thời gian tới cần chú ý phát triển thị trường lao động ở vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động và xúc tiến việc làm có hiệu quả cho từng thời kỳ, trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thu hút và giải quyết lao động tại chỗ. Tăng cường công tác liên kết phối hợp tổ chức các sàn giao dịch việc làm hằng quý trên địa bàn huyện để thu hút các doanh nghiệp tuyển

dụng lao động và người lao động gặp nhau.

Giải quyết việc làm cho lao động DTTS gắn với công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện

Để giải quyết tốt công tác tạo việc làm cho lao động DTTS cần phải gắn với công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta chỉ rõ: Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, cần phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm.

Nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Đảng bộ và Chính quyền huyện huyện Bắc Trà My đã xác định: đảm bảo có việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài và được cụ thể hóa trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020. Do đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động DTTS trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho các xã đặc biệt khó khăn của huyện. Đẩy mạnh phát triển đào tạo nghề trình độ cao, theo định hướng phát triển thị trường lao động để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong thời kỳ CNH- HĐH; Đẩy mạnh việc thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo Quyết định 3577 của UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w