Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 73 - 79)

3 Cơ cấu giá trị S

3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số

lao động người dân tộc thiểu số

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn lao động DTTS

Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ và Quyết định 3577 của UBND tỉnh Quảng Nam. Tại huyện Bắc Trà My ở đã có nhiều chuyển biến tích cực. Người DTTS đã dần nhận thức được tầm quan trọng trong công tác đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập để thay đổi và phát triển kinh tế gia đình, xã hội.

Trong thời gian qua, Phòng Lao động –TB&XH huyện đã phối hợp chặt chẽ với trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc miền núi Quảng Nam tổ chức chiêu sinh và đào tạo tại chổ. Đặc biệt là nghề may công nghiệp; Song việc phối hợp triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phải tiến hành đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

- Tiếp tục liên hệ, phối hợp chặt chẽ các cơ sở dạy nghề trên địa tình Quảng Nam để đưa lao động trên địa bàn, nhất là lao động DTTS vùng sâu vùng xã tham gia đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề. Để thực hiện việc này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, Phòng Nông nghiệp&PTTN phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác đào tạo nghề, nắm chắc tình hình hoạt động, theo dõi việc thực hiện chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế hoạt động,

nội dung chương trình và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

- Có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng địa phương, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống. Cần phối hợp mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thú y, chăn nuôi phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu việc làm lúc nông nhàn của lao động DTTS.

- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn cho người lao động DTTS. Trong thời gian trước mắt, huyện Bắc Trà My cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm, sản như: Trồng cao su, quế, chè, sâm, đinh lăng… theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm huy động kinh phí và gắn đào tạo với sử dụng. Theo kinh nghiệm dạy nghề cho nông dân của các địa phương cho thấy, dạy nghề cho nông dân phải đảm bảo mục đích người lao động phải được học và học được, làm được và được làm. Các đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là trung tâm thực hành vừa là nơi đưa ra các đơn đặt hàng cho cơ sở đào tạo.

Đẩy mạnh công tác tư vấn tuyên truyền và đưa lao động DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Công tác XKLĐ nhằm tạo việc làm cho lao động thất nghiệp là một việc làm rất cần thiết cần được quan tâm hiện nay. Thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm bớt số lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua, công tác XKLĐ của huyện Bắc Trà My mặc dù số lượng còn hạn chế, song những người tham gia xuất khẩu lao động đều có thu nhập ổn định, sau khi về nước họ đã sử dụng nguồn vốn tích luỹ đầu tư sản xuất kinh

doanh và đã giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng lao động bỏ về nước, đặc biệt là lao động đồng bào DTTS với các lý do không chính đáng. Vì vậy, trong thời gian tới để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng lao động đồng bào DTTS đi làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, huyện cần thực hiện các giải pháp sau:

- Huyện cần có chính sách ưu tiên về vốn để các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động DTTS xây dựng nơi ở tập thể phù hợp với tập quán địa phương. Bởi thực tế, không ít thanh niên, lao động người DTTS sau khi được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc nhưng sau đó bỏ việc về làng vì không quen lối sống tập thể ở nơi khác, không chịu được nguyên tắc lao động tập trung ở các doanh nghiệp.

- Xúc tiến hoạt động tìm hiểu, mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động kịp thời cho các địa phương.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân, nhất là bà con sống ở những vùng cao của huyện về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện về công tác xuất khẩu lao động nắm bắt được thông tin và có sự lựa chọn phù hợp.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động DTTS nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu hiện nay.

- Tiếp tục cải cách hành chính và tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động xuất khẩu trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích XKLĐ, phát huy hiệu quả các nguồn tín dụng nhân dân, quỹ vì người nghèo và DTTS để hỗ trợ cho lao động DTTS tham gia hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người

lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế - xã hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình hậu xuất khẩu lao động cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương. Đối với những người lao động đã được đào tạo nghề như sản xuất điện tử, cơ khí hay thực phẩm v.v... sau khi đi xuất khẩu lao động trở về; chính quyền cần có ý kiến với các doanh nghiệp ở địa phương tiếp nhận và sử dụng để phát huy tay nghề và kinh nghiệm tích luỹ được của người lao động. Vì họ đã được đào tạo và trực tiếp lao động trong môi trường xã hội công nghệp của nước bạn. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể, chính quyền trong giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để thực hiện những đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là những tổ chức đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò của các tổ chức cộng đồng càng có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động dân tộc thiểu số cách làm ăn mới. Do đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần thực hiện những nội dung sau:

Đổi mới hơn nữa hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng trong việc tuyên truyền, vận động lao động DTTS thực hiện cách làm ăn mới, tạo việc làm phù hợp với họ, khắc phục tình trạng hành chính hóa, Nhà nước hóa, phô trương, hình thức; Chú trọng phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, kiên trì tuyên truyền vận động, làm cho người dân thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc chuyển đổi thói quen canh tác, giúp người lao động ổn định sản xuất.

- Phát huy vài trò của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, đối với người lao động dân tộc thiểu số, đội ngũ này phải thật sự tận tụy, gần dân, sâu sát vườn cây để hướng dẫn, giúp đỡ các hộ đồng bào dân tộc thực hiện đúng các công đoạn trong quy trình kỹ thuật từ khai khoang, làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc và nâng cao chất lượng sản phẩm, v.v.. Bên cạnh đó hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ trong việc phát triển kinh tế phụ gia đình nhằm lấy ngắn nuôi dài.

- Phát huy vai trò trong công tác quản lý, phải thường xuyên công khai giá cả thu mua sản phẩm nông sản giá thị trường từng thời điểm để các hộ dân biết, tránh tình trạng tư thương lợi dụng thu mua ép giá người lao động dân tộc thiểu số, gây bất ổn trong công tác quản lý, điều hành. Công tác quản lý phải bảo đảm lợi ích của người lao động dân tộc thiểu số.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án và mô hình giải quyết việc làm. Khi thực hiện các chương trình, dự án này phải chú ý đến phong tục tập quán và bảo đảm lợi ích kinh tế cả trước mắt và lâu dài của người lao động dân tộc thiểu số.

Giải pháp cho vay vốn quốc gia hỗ trợ lao động DTTS tạo việc làm

Trong thời gian qua, lao động DTTS tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm còn hạn chế. Nguyên nhân chính là họ không nắm bắt thông tin và không có phương án sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm có hiệu quả. Dẫn đến họ sợ đi vay. Vì vậy, trong thời gian đến thực hiện các giải pháp này như sau:

vốn một cách có hiệu quả đến từng hộ dân. Cần có sự phối hợp giữa đơn vị cho vay vốn với các hội đoàn thể nhận ủy thác như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, tích cực tuyên truyền định hướng sử dụng vốn đúng mục đích như: đưa vào chăn nuôi, làm vườn, sản xuất lúa nước, buôn bán nhỏ giúp bà con thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

- Tạo nguồn vốn cho vay vốn để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất. Trong đó, cần phân loại các loại hình hộ theo trình độ phát triển để có chủ trương, định hướng phát triển phù hợp. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ khó khăn vay để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cùng với việc cho vay vốn phải hướng dẫn bà con cách làm ăn kinh doanh, chi tiêu tiết kiệm để không tái nghèo.

- Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm đến vùng đồng bào DTTS để tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận và tích cực tham gia.

- Thực hiện hiệu quả việc cho người lao động DTTS vay vốn với lãi suất ưu đãi để học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn để bà con có cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề vay vốn cho người dân, nhất là đối với đồng bào DTTS.

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về hoạt động vay vốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sử dụng vốn vay của từng hộ dân để kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không mang lại hiệu quả.

- Cần huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư nhằm ổn định đời sống và sản xuất của đồng bào và việc vận chuyển hàng hoá nông sản tiêu thụ dễ dàng.

- Huyện cần kiến nghị với cấp tỉnh, các Bộ ngành Trung ương tăng cường nguồn vốn hỗ trợ về việc làm và Quỹ hỗ trợ việc làm để tạo việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS.

- Hỗ trợ vốn và công nghệ cho các nghề và làng nghề. Có các hình thức tín dụng ưu đãi cho sản xuất ngành nghề ở vùng đồng bào DTTS. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh... phối hợp với các ngành ngân hàng hình thành các quỹ khuyến công, khuyến thương, cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên) gắn hoạt động tín dụng ưu đãi với thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam. (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w