Quản lý công tác thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 29 - 32)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.3. Quản lý công tác thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản

Đây chính là quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản thông qua thực hiện các dự án đầu tư. Quá trình này phải thực hiện một loạt công việc khác nhau nhằm:

+ Đưa dự án vào sử dụng đúng tiến độ đã được phê duyệt;

+ Quản lý việc thực hiện các công việc, các hạng mục, các công trình của dự án đảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt, theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Quản lý chi phí theo đúng dự án được phê duyệt, phù hợp với định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan để đạt được giá thành hợp lý;

+ Quản lý các hoạt động trong quá trình triển khai dự án để hạn chế tới mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong an toàn lao động, an toàn công trình, đảm bảo vệ sinh, môi trường và các vấn đề khác.

Quá trình này bao gồm: quản lý khối lượng xây dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.[12].

1.2.3.1. Quản lý khối lượng thi công xây dựng cơ bản

Việc thi công xây dựng cơ bản phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt và cam kết trong hợp đồng đã ký. Khối lượng thi công xây dựng phải được tính toán, xác nhận giữ chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt, hợp đồng đã ký để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt và ngoài hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải xem

xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Khối lượng phát sinh được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh quyết toán công trình.

Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa nhà thầu và các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.

1.2.3.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng

Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản được thực hiện theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ: Về quản lý chất lượng công trình xây dựng [13].

- Chủ đầu tư xây dựng cơ bản phải tổ chức giám sát thi công xây dựng theo những nội dung sau đây: Kiểm tra các điều kiện khởi công của công trình xây dựng; kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng mà nhà thầu đã cam kết và ký kết với chủ đầu tư; Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Báo cáo tình hình chất lượng thi công xây dựng cơ bản cho cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp.

- Nhà thầu thi công phải tổ chức bộ phận chuyên trách đảm bảo duy trì hoạt động giám sát thi công xây dựng cơ bản (giám sát B) và nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát quyền tác giả trong suốt thời gian thi công xây dựng.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình (nghiệm thu A-B) theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng theo tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, với các thành phần đúng theo quy định.

1.2.3.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng cơ bản

Công trình trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng cơ bản phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi

công kéo dài thì tiến độ xây dựng cơ bản phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

Nhà thầu thi công xây dựng cơ bản có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án, công trình.

Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát quản lý tiến độ thi công xây dựng cơ bản và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để người quyết định đầu tư có thể quyết định về điều chỉnh tổng tiến độ của dự án cho phù hợp.

Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhưng trên cơ sở vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Việc thưởng cho nhà thầu xây dựng do đẩy nhanh tiến độ và xử phạt do kéo dài tiến độ được thực hiện theo Luật xây dựng.

1.3.3.4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơ bản và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; phải theo từng công trình và phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.

Quản lý chi phí đầu tư xây cơ bản bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng cơ bản; định mức và giá xây dựng; điều kiện năng lực; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước.

1.3.3.5. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng cơ bản

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Các biện pháp an toàn, nội

quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

1.3.3.6. Quản lý môi trường xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh công trường xây dựng, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đưa đến nới quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu và phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công công trình và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w