- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
Cát Tiên là huyện miền núi với cây trồng chính là lúa nước nên thu nhập của nhân dân Cát Tiên không cao so với nông dân các huyện trồng rau, hoa hoặc trồng cây công nghiệp dài ngày, mặc dù số hộ diện nghèo hiện đang ngày càng giảm. Để triển khai có kết quả cao Chương trình Xây dựng NTM, ngay từ đầu năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy và UBND, tất cả 11/11 xã của huyện đều đã thành lập BCĐ Chương trình xây dựng NTM. Từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn mà Cát Tiên huy động được để đầu tư vào Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn là 1.834 tỷ đồng, và số vốn huy động được năm sau đã luôn cao hơn năm trước. Trong quá trình sử dụng nguồn vốn huy động được.
Bài học từ những thành tựu trong công tác thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện, thành phố đến xã, phường, thị trấn phải thực sự quyết liệt, sáng tạo, sâu sát; phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết
quả tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương.
Thứ hai, phải làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt những vùng còn nhiều khó khăn để nhân dân hiểu sâu sắc hơn chủ trương của tỉnh và lợi ích cho chính mình, từ đó tham gia đóng góp tích cực vào chương trình, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng phải quan tâm đến độ bền công trình theo thời gian nhằm đảm bảo phát triển hạ tầng bền vững. Quy hoạch phải đi trước một bước, tăng cường quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch, tránh phá đi làm lại; lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, đúng quy hoạch và đảm bảo hiệu quả khai thác.
Thứ tư, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, việc xây dựng các công trình, dự án cần đưa ra bàn bạc công khai, tham gia vào công tác xây dựng.
Thứ năm, việc xây dựng kế hoạch, thẩm định, phê duyệt danh mục các tuyến đường cần được đầu tư phải đảm bảo tiêu chí của đề án, gắn với quy hoạch hệ thống đường giao thông theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Thứ sáu, công tác kiểm tra nắm tình hình triển khai ở cơ sở của các cơ quan chức năng, cán bộ chuyên môn phải tiến hành thường xuyên, thông tin, báo cáo kịp thời với cấp trên và ngành chức năng để cho ý kiến chỉ đạo và đề ra được các giải pháp thực hiện sát với thực tế.
Thứ bảy, đảm bảo tính đồng bộ giữa cơ sở vật chất – kỹ thuật với cơ chế vận hành và năng lực tổ chức quản lý, sử dụng.
Thứ tám, thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trình cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể để khuyến khích việc phát triển và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng