Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 40)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

nhiên Vị trí địa lý

Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15o20’00” đến 16o36’00” Vĩ độ Bắc và 15o20’00” 108o04’46” đến 108o27’56” Kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ 25 km. Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Căn cứ vào điều kiện địa hình, có thể chia huyện Tiên Phước thành 3 vùng gồm:

Vùng địa hình đồi núi: chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện gồm các xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh. Vùng này có độ cao trung bình từ 200 m đến 500m so với mực nước biển và địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

Vùng địa hình gò đồi: là vùng tiếp giáp với vùng đồi núi, phân bố rải rác ở các xã bao gồm các đồi thấp, bát úp hoặc lượn sóng, có độ cao trung bình từ 100m đến 180m và chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích các khu vực gò đồi đã được sử dụng trồng các loại cây lâu năm như quế, tiêu và các loại cây ăn quả khác.

Vùng địa hình thấp dạng bậc thang: dạng địa hình này chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ lẻ và phân tán. Địa hình này tập trung nhiều hơn ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông huyện. Phần lớn các diện tích này được sử dụng trồng hoa màu và trồng lúa nước.

Nhìn chung, Tiên Phước là huyện có địa hình chia cắt khá mạnh, nhiều xã trong huyện nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi cao, giao thông không thuận lợi. Điều này dẫn đến nhiều thôn, xã trong huyện gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình vùng thấp là nơi dân cư tập trung sinh sống, phát triển kinh tế: nông nghiệp, giao thông vận tải, giao lưu hàng hóa... là nơi hình thành và lưu giữ các truyền thống văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các kiến trúc cổ của người dân Tiên Phước.

Điều kiện tự nhiên

Tiên Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng sản, có nhiều loại cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao như tiêu, dó bầu, chè, lòn bon, thanh trà, quế, măng cụt, chuối... Đặc biệt, tiêu Tiên Phước có hương vị đặc trưng không gì có thể sánh được. Dó bầu là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao với trầm hương, trầm cảnh kiểu dáng phong phú, độc đáo, lạ mắt. Đây chính là những tiềm năng tạo nên thế mạnh cho Nông nghiệp, CN - TTCN phát triển. Tiên Phước có 02 con sông chính là sông Tranh và sông Tiên. Ngoài ra còn có một số sông, suối nhỏ như: sông Yên, sông Tum, sông Cà Đong...

Tiên Phước là một huyện trung du nên khí hậu trong vùng tương đối khắc nghiệt, nhiều hạn hán, thiên tai. Phần lớn diện tích trong vùng là đất nông nghiệp nhưng kém màu mỡ và tỷ lệ đất thịt rất thấp. Đây là một vùng kinh tế nghèo của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w