Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 –

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 43)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 –

đoạn 2015 – 2018

Trong những năm qua cho thấy công tác chỉ đạo điều hành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện được quan tâm đúng mức. Mặc dù quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn song với nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân toàn huyện đã đạt được kết quả sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kế giá trị sản xuất huyện Tiên Phước giai đoạn 2014 -2018 Chỉ tiêu Đơn vị Tính Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng giá trị sản xuất (Giá gốc 2010) Triệu đồng 1.599.000 1.786.064 2.226.030 2.733.000 2.914.762 - Nông- lâm nghiệp " 462.000 495.264 531.418 592.000 597.620 - Công nghiệp- Xây dựng " 296.000 317.800 487.612 696.000 728.142 - Dịch vụ " 841.000 973.000 1.207.000 1.445.000 1.589.000 Chuyển dịch Cơ cấu kinh tế (Giá thực tế) % 100 100 100 100 100 - Nông- lâm- thuỷ sản % 22,4 20,53 16,95 14,26 12,67 - Công nghiệp- Xây dựng % 23,2 24,35 26,82 28,56 29,12 - Dịch vụ % 54,4 55,12 56,23 57,18 58,21 Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Trong những năm qua cho thấy công tác chỉ đạo điều hành của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện rất sâu sắt trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặc dù trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của

huyện còn gặp nhiều khó khăn song với nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân toàn huyện đã đạt được những thành quả nhất định.

Căn cứ vào kết quả thống kê nêu trên cho thấy trong những năm qua, kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 19%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Cụ thể

- Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững.Tập trung chỉ đạo huy động có hiệu quả các nguồn lực, làm tốt việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 459 tỷ đồng (năm 2014) lên 597,62 tỷ đồng (năm 2018), tăng bình quân hàng năm trên 7,5%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

- Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh từ 296 tỷ đồng (năm 2014) lên 728,142 tỷ đồng (năm 2018); tốc độ tăng bình quân hằng năm 29,71%; trong đó, công nghiệp từ 197 tỷ (năm 2014) lên 442 tỷ (năm 2017), tăng 245 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân hằng năm 30,94%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (15,32%)

Hoạt động thương mại (TM), dịch vụ (DV) có bước khởi sắc, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Toàn huyện có gần 2.200 hộ kinh doanh cá thể, phân bố đều từ trung tâm huyện đến các xã, tăng 200 hộ so với năm 2014. Đầu tư xây dựng chợ quê Tiên Phước, xây mới chợ Tiên Phong, chợ Tiên Lãnh và cải tạo nâng cấp chợ Tiên Thọ. Rà soát, thu hút đầu tư các điểm cửa hàng xăng dầu gắn với quy hoạch mạng lưới xăng dầu của tỉnh. Tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp thuê mặt bằng đầu tư các cửa hàng kinh doanh tại khu vực trung tâm thị trấn. Dịch vụ vận tải, tài chính ngân hàng,… ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, internet đã phủ 100% các thôn, xóm trong toàn

huyện. Tổng giá trị thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt 1.589 tỷ đồng, tăng 748 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng bình quân hằng năm ước đạt trên19,77% vượt chỉ tiêu Nghị quyết (16,2%).

Nhìn chung, trong 3 năm qua tình hình kinh tế xã hội của huyện đã đạt được những thành quả nhất định. Giá trị sản xuất đều qua các năm, cơ cấu kinh tế của huyện cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp mặc dù tốc độ chuyển dịch vẫn còn tương đối chậm. Tình hình ANTT và an toàn xã hội được đảm bảo, công tác xây dựng NTM của huyện đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Hoạt động đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng thêm khang trang và hiện đại.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w