Thực trạng công tác hoạch định đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 47)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

2.2.1. Thực trạng công tác hoạch định đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

nguồn vốn xây dựng NTM

Trên tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Kế hoạch xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia NTM của UBND tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020. UBND huyện đã ban hành các Quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, VPĐP Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện đảm

bảo theo quy định. Ban hành quy chế hoạt động của BCĐ, VPĐP; thông báo phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cho các ngành, thành viên BCĐ, đảm bảo điều hành, triển khai Chương trình thông suốt, hiệu quả từ huyện đến xã.

Các xã chủ trì, cùng với đơn vị tư vấn khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn, tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân trong việc lập quy hoạch xã NTM. Việc thực hiện quy hoạch của xã được thông qua các bước sau:

Phân tích, đánh giá hiện trạng bao gồm: Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, các công trình công cộng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất, môi trường…

- Xác định các yếu tố tác động của vùng xung quanh ảnh hưởng đến phát triển không gian trên địa bàn xã.

- Rà soát, đánh giá các dự án và các quy hoạch còn hiệu lực trên địa bàn xã.

- Xác định tiềm năng, động lực chính phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Tổ chức không gian tổng thể toàn xã, tổ chức, phân bố các khu chức năng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất.

Tiếp theo các địa phương lấy ý kiến của nhân dân và tiến hành thiết kế bản vẽ, hoàn thành đồ án quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trình lên UBND huyện. Đồ án Quy hoạch NTM của các địa phương được Tổ quy hoạch và các phòng ban chuyên môn của huyện tham gia, thẩm tra theo quy định.

Phỏng vấn sâu ông Hường Văn Minh (Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước) cho thấy: “Đến nay, 100% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết; ban hành quy chế quản lý quy hoạch NTM, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phù hợp với thực tế và tổ chức công bố, cắm mốc theo hướng dẫn tại Công văn số 17/SXD-QH ngày 09/01/2014 của Sở Xây dựng. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng KT-HT phối hợp với VPĐP NTM và các ngành liên quan hướng dẫn, giúp đỡ các xã rà soát quy hoạch xây dựng xã NTM, quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường nông thôn trong Đồ án quy hoạch xã NTM bảo đảm hài

hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã xác định các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, lập thủ tục trình UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện. Hiện nay các ngành của huyện tổ chức kiểm tra kết quả rà soát của các địa phương để tiếp tục hướng dẫn xã hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo chỉ đạo của tỉnh”.

Phỏng vấn một cán bộ phòng KTHT (nam, 36 tuổi) về vấn đề giao thông và thủy lợi:

* Về giao thông: “hệ thống giao thông của huyện đã quy hoạch kết nối hoàn chỉnh từ đường thôn xóm, đến đường trục xã, đường huyện, tỉnh và quốc lộ .Tổng chiều dài mạng lưới giao thông của huyện 850,2km, bao gồm: 03 tuyến đường liên huyện (ĐT 614, ĐT 615 và QL 40B) với tổng chiều dài 49,15km; 15 tuyến đường huyện (ĐH) với tổng chiều dài 141,24km; 113 tuyến đường xã với tổng chiều dài 174,35km và quy hoạch các trục đường, thôn xóm với tổng chiều dài trên 400km”.

- Về thuỷ lợi: “Tổng số công trình thủy lợi trong quy hoạch cần phải xây dựng mới và cải tạo nâng cấp: 209 công trình: (trong đó đầu tư xây dựng mới 17 hồ chứa nước, 23 đập dâng, 04 trạm bơm điện; sửa chữa nâng cấp: 165 công trình đập, kênh,. ”

Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với Văn phòng điều phối NTM tổ chức quy hoạch hệ thống chợ, các công trình thể chế văn hoá, hệ thống các trường học, khu dân cư kiểu mẫu tại 14 xã trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành.

Trao đổi với ông Phụng cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước về công tác quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM, ông cho biết vẫn còn một số hạn chế như:

“Cán bộ làm công tác quy hoạch xây dựng NTM tại các xã trình độ năng lực còn hạn chế, không thực hiện được việc lập quy hoạch tại các địa phương, do đó việc lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đều thuê công

ty, doanh nghiệp thực hiện nên đôi lúc không đúng với thực địa. Công tác lập quy hoạch, đề án, phương án, kế hoạch nhiều địa phương thực hiện còn lúng túng, chậm tiến độ và chưa đảm bảo chất lượng như: Tiên Lập, Tiên Cẩm,. ; Tổ chức triển khai cắm mốc trên thực địa các khu chức năng, các tuyến đường thôn, xóm chưa đảm bảo yêu cầu; Công tác thông tin, báo cáo trong công tác quy hoạch và thiết kế chi tiết đôi lúc chưa kịp thời, sai sót, đánh giá thực trạng không đúng; Một số hạng mục công trình đã đưa vào quy hoạch và thiết kế chi tiết song việc giải toả đền bù còn gặp nhiều khó khăn, gây chậm trễ tiến độ, Một số địa phương phải tổ chức quy hoạch và thiết kế lại, nhất là các công trình giao thông bê tông nông thôn, trường học. Nguyên nhân do xuất phát từ chính khả năng của các cán bộ quản lý Quy hoạch và năng lực của các đơn vị lập quy hoạch; Việc điều tra thông tin, khảo sát trước khi lập quy hoạch chưa được thực hiện khoa học, dẫn đến tình trạng nhận định sai, quy hoạch phải chỉnh sửa nhiều lần, do đó làm chậm tiến độ hoàn thành quy hoạch”

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w