Kinh nghiệm của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 36 - 39)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Huyện Cam Lộ nằm về phía Tây và phía Bắc của thành phố Đông Hà, là huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Tri. Xác định mục tiêu cốt lõi của

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là nâng cao thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Từ năm 2011, huyện Cam Lộ đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân. Với phương châm làm đến đâu chắc đến đó, không huy động quá sức dân, không nợ đọng xây dựng cơ bản, huyện đã lồng ghép các nguồn lực, huy động nội lực trong dân để tổ chức thực hiện; Gắn tái cơ cấu kinh tế với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay tất cả các xã trên địa bàn huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn xây dựng NTM, UBND huyện huyện Cam Lộ đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ vốn xây dựng NTM phải tránh dàn trải, tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc là không thuộc diện thu hồi, nhưng cần nhiều vốn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, tăng cường phân cấp đầu tư giữa UBND huyện và các xã. Gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế phải đồng bộ, mang tính lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

Thứ tư, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thứ năm, chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

Thứ sáu, nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt của cơ quan chủ đầu tư và cá cơ quan chức năng với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và nội dung cơ bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguốn vốn ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn vốn từ chương trình xây dựng NTM nói riêng. Đồng thời trong chương 1, tác giả đã trình bày kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM. Trên cơ sở các nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, Tác giả áp dụng có chọn lọc trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM vào thực tiễn trên địa bàn huyện Tiên Phước trong chương 2

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w