Chào hàng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 53 - 57)

TT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2018 Tổng số gói thầu 4 3 2 2 Tỷ lệ 3,45 2,97 2,17 2,41 III Chỉ định thầu Tổng số gói thầu 72 62 64 58 Tỷ lệ 62,07 61,39 69,57 69,88 IV Tự thực hiện Tổng số gói thầu 9 8 8 7 Tỷ lệ 7,76 7,92 8,70 8,43 V Tổng cộng Tổng số gói thầu 116 101 92 83

Tổng giá trị gói thầu (triệu đồng) 251.429 161.625 124.149 98762 Tổng giá trị trúng thầu (triệu đồng) 248.196 159.892 122.618 97682 Chênh lệch giảm (triệu đồng) 3.233 1.733 1.531 1.080

Tỷ lệ giảm (%) 1,29 1,07 1,23 1,09

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Theo bảng số liệu thống kê nêu trên, công tác quản lý hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM tại huyện Tiên Phước được thực hiện khá tốt. Đa số các công trình và dự án đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên đại bàn huyện chủ yếu là công trình nhỏ, có tổng vốn đầu tư ít. Để thực hiện các dự án này UBND sử dụng phương pháp chỉ định thầu chiếm đa số. Việc thực hiện đấu thầu rộng rãi áp dụng với các công trình lớn chủ yếu là các công trình giao thông. Ngoài ra, UBND huyện đã giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện để tự thực hiện các công trình đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ. Việc thực hiện đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu đã giúp tiết kiểm được 7.577 triệu đồng.

biến rõ rệt, ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp. Các gói thầu đủ điều kiện đều được đấu thầu rộng rãi theo quy định, đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, tạo sự công bằng cho doanh nghiệp, khuyến khích được các nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực tham gia dự thầu. Góp một phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chống thất thoát, lãng phí.

Tuy nhiên, một số gói thầu xây lắp, đấu thầu thường bị kéo dài so với kế hoạch. Còn thiếu lành mạnh trong công tác quản lý đấu thầu dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Một số nhà thầu bỏ giá rất thấp so với giá được duyệt để được trúng thầu, cách làm này rất phổ biến làm rối loạn các khâu tiếp theo. Chưa tạo được hiệu quả thực sự trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, có những dự án đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, nhưng trên thực tế danh sách nhà thầu tham gia dự thầu chỉ là 4 hoặc 5 nhà thầu, không kiểm soát được tình trạng thông đồng giữa các nhà thầu. Thời gian chấm thầu, trình thẩm định kết quả đấu thầu chậm, làm ảnh huởng đến tiến độ thi công (nhiều dự án xây dựng hạ tầng giao thông chịu ảnh hưởng nhiều của vấn đề thời tiết, đấu thầu chậm sẽ gặp phải mùa mưa bão, không thể thi công được phải kéo dài thời gian). Điển hình như: Công trình xây dựng đường giao thông vào cụm công nghiệp Tài Đa, Công trình thi công chợ Tiên Lãnh.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng cơ bảntừ nguồn vốn xây dựng NTM từ nguồn vốn xây dựng NTM

Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Để dự án triển khai thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, các chủ đầu tư phải lập tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn, từng tháng, quý trên cơ sở phù hợp với tiến độ của cả dự án đã được phê duyệt. Tổ chức theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không làm ảnh hưởng chung đến tiến độ của cả dự án.

lượng công trình được thể hiện cụ thể trong điều kiện hợp đồng. Nếu trong trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình mà đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội sẽ xem xét thưởng theo hợp đồng.

Trong thời gian qua, đa số các dự án được triển khai đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tình trạng chậm tiến độ vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng tới việc phát huy tác dụng của công trình, dự án vào thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch tiến độ không đảm bảo thiếu khoa học, thiếu thực tiễn, tạo ra những kế hoạch, tiến độ phi thực tế, không đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ như: công trình trụ sở làm việc UBND xã Tiên Lập, Công trình trường mẫu giáo xã Tiên Lãnh, công trình giao thông từ Tiên Thọ đi Tiên Lập, công trình nhà văn hóa Tiên Phong. Ngoài ra, việc bố trí dàn trải, nợ xây dựng cơ bản kéo dài, chưa có giải pháp mạnh để khắc phục. Điều này làm cho tiến độ thực hiện các công trình chậm do thiếu vốn, đầu tư thiếu tập trung gây lãng phí và đầu tư kém hiệu quả do chậm đưa công trình, dự án vào vận hành khai thác.

Nguyên nhân chậm trễ tiến độ là do các nguyên nhân sau:

Do bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan như: thời tiết, khí hậu, một số hạng mục công trình thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phải thi công lại; Do những sai sót trước đó trong quá trình lập dự án, quá trình khảo sát, thiết kế hay dự toán, mà chủ đầu tư hay bên giám sát không phát hiện ra, làm ảnh hưởng đến quá trình thi công công trình; Do ý thức và năng lực yếu kém của nhà thầu, quá trình kiểm tra giám sát, UBND huyện phát hiện một số hạng mục nhà thầu hoàn thành không đạt yêu cầu nên đã yêu cầu nhà thầu làm lại. Điều này gây chậm tiến độ thi công và ảnh hưởng đến thời gian xây dựng hạng mục tiếp theo của công trình.

Bên cạnh đó, các nhà thầu do phải thi công nhiều công trình cùng một thời điểm nên lực lượng thi công của các nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đã cam kết.

Quản lý chi phí dự án, công trình

Công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng nói chung và các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn xây dựng NTM nói riêng, được UBND huyện quản lý theo các nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w