Thực trạng quản lý Nhà nước trong công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 47 - 53)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

2.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước trong công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

2.2.2.1. Công tác quản lý lập, phê duyệt quy mô đầu tư

Công tác lập và trình phê duyệt quy mô đầu tư hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù và hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và căn cứ theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND huyện Tiên Phước quy định tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách huyện, xã cho các nội dung Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Phước giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, việc quản lý công tác lập và phê duyệt quy mô đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM, căn cứ theo Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày

18/6/2014; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Căn cứ Nghị định số

161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020;

Nhìn chung, trong thời gian qua việc lập và phê duyệt quy mô đầu tư tại huyện được thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật hiện hành. Căn cứ vào đề án quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của các xã đã được phê duyệt. Phòng kinh tế hạ tầng, ban quản lý dự án và phòng tài chính kế hoạch cùng với đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành lập và phê duyệt quy mô đầu tư của các công trình xây dựng cơ bản. Nhờ việc này, giúp huyện Tiên Phước kiểm soát tốt về sự cần thiết đầu tư, xác định sơ bộ tổng kinh phí và cơ cấu nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư đảm bảo tính hợp lý, tránh tình trạng mất cân đối nguồn vốn, hạn chế việc đầu tư dàn trải và kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

Còn tình trạng phê duyệt dự án, công trình đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng lắp với dự án, công trình khác đã được phê duyệt như công trình đường quốc lộ 40B, công trình chợ Tiên Lãnh, đường vào khu công nghiệp Tài Đa.

Một số dự án phê duyệt vốn đầu tư vượt định mức; chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần. Như công trình đường giao thông nông thôn tại Tiên Châu, Công trình trường mẫu giáo Tiên An, Tiên Lãnh.

2.2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán( lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư)

nguồn vốn ngân sách nhà nước nói chung và nguồn vốn từ CT NTM nói riêng được UBND huyện Tiên Phước thực hiện theo đúng thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và ghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Từ khi triển khai chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia NTM đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM trên 120 công trình với tổng số vốn 3.382,4 tỷ đồng. Thông qua công tác thẩm định đã tiết kiệm cho ngân sách những khoản chi không cần thiết, nhiều dự án mang hiệu quả kinh tế, xã hội cao, nhiều khu công trình thủy lợi, khu dân cư kiểu mẫu va các tuyến đường liên thôn, liên xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và sự phát triển của huyện Tiên Phước.

Việc phân cấp, ủy quyền thực hiện thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán của thành phố phù hợp với điều kiện năng lực của từng ngành, từng địa phương tạo điều kiện quản lý được chất lượng hồ sơ thiết kế, dự toán, quản lý được nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát và rút ngắn thời gian trình duyệt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NTM còn tồn tại một số hạn chế sau:

Tình trạng chậm trễ so với yêu cầu đề ra, nhiều công trình, dự án phải làm quá gấp ảnh hưởng đến chất lượng của dự án, năng lực một số đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước ban hành, chất lượng hồ sơ dự án, công trình chưa đảm bảo, thiết kế sai không phù hợp với địa phương phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần;

Việc kiểm tra, giám sát và thẩm định kết quả các đơn vị tư vấn chưa hiệu quả, nhiều dự án, công trình thiếu tính khả thi, phải phê duyệt hoặc điều chỉnh

nhiều lần.

Một số công trình còn áp dụng sai định mức, đơn giá; công tác thẩm định dự án còn kém về hiệu quả, một số công trình phải phê duyệt, điều chỉnh nhiều lần.

Chất lượng thiết kế của một số dự án không phù hợp với thực tế và yêu cầu về kỹ thuật nên phải sửa đổi bổ sung, trong quá trình từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi công trình hoàn thành phải qua nhiều lần phê duyệt điều chỉnh thiết kế.

2.2.2.3. Thực trạng về công tác quản lý đền bù giải tỏa và tái định cư

Trong thời gian qua, việc giải phóng mặt bằng được đa số người dân đồng thuận cao của toàn thể nhân dân. Đa số các dự án thực hiện việc giải toả đền bù và giải phóng mặt bằng cơ bản đảm bảo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng làm đường giao thông nông thôn tại xã Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp. Nguyên nhân chính là do việc áp giá đền bù rất thấp so với thiệt hại của người dân. Song nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tuyên truyền vận động của các ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã. Các hộ dân tại các xã nêu trên đã đồng ý hiến đất, cây cối hoa màu để mở đường giao thông nông thôn và xây dựng kênh mương thuỷ lợi nhằm phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia NTM.

Tuy nhiên công tác quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng còn một số hạn chế sau: Giá đền bù theo quy định của nhà nước hiện rất thấp so với tài sản của người dân, do đó không tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, dẫn đến công tác GPMB chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công; nhiều công trình đã phê duyệt, phân bổ vốn, tổ chức đấu thầu nhưng không bàn giao được mặt bằng để thi công.

Trong áp giá đền bù chưa thể hiện tính công bằng giữa các hộ dân, thiếu chính xác; việc đo đạc, giải thửa và lập phương án đền bù, tái định cư cho nhân dân rất chậm.

Một số công trình, dự án có chủ trương đền bù, một số công trình không có chủ trương đền bù mà phải vận động nhân dân tự đóng góp GPMB nên rất

khó khăn cho các xã.

2.2.2.4. Thực trạng công tác quản lý phân bổ nguồn vốn xây dựng NTM

Trong những năm gần đây, UBND huyện đã có sự thay đổi về chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản, thay vì đầu tư dàn trải như trước đây, UBND huyện có chủ trương đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm, tập trung nguồn lực cho một số địa phương để xây dựng NTM về đích giai đoạn 2017- 2020. Kết quả phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo từng lĩnh vực được thống kê thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2018

ĐTV: Triệu đồng

TT Theo lĩnh vực đầu tư

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Giao thông 140.614 58.109 79.675 56.544 2 Thuỷ lợi 19.020 19.565 14.101 7.648

3 Thiết chế văn hoá 11.998 15.253 2.856 4.824

4 Giáo dục 19.715 15.920 22.696 7.928

5

Các chương trình khác (Trụ sở làm

việc, y tế, và các công trình khác) 61.082 53.755 43.275 24.563

Tổng 252.429 162.603 162.603 101.508

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Căn cứ bảng số liệu nêu trên, cho thấy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn chương trình NTM của huyện Tiên Phước đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực giao thông. Đây là hướng đi hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn giúp cho việc đi lại của người dân và việc lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn trở nên dễ dàng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh đó huyện cũng đã ưu tiên nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản cho hoạt động thuỷ lợi nhằm phát triển nông nghiệp và kế tiếp là đầu tư xây dựng hệ thống các trường

học từ mẫu giáo đến THCS trên địa bàn huyện nhằm hướng đến 100% các trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Công tác phân bổ vốn đầu tư đối với các công trình, dự án nguồn vốn Chương trình MTQG, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và Ngân sách tỉnh do Sở Kế hoạch Đầu tư tham mưu UBND tỉnh phân bổ; đối với các công trình, dự án nguồn vốn ngân sách huyện được phân cấp do Phòng Tài chính Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện phân bổ. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân thanh quyết toán…

Nhờ chủ trưởng phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, không thực hiện việc đầu tư dàn trải, UBND huyện đã tập trung vào việc đầu tư các vùng trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước phát triển, nhiều công trình được đầu tư, các tuyến đường giao thông được nâng cấp, các công trình thủy lợi nhỏ, kênh mương từng bước được xây dựng, các công trình văn hóa, thể thao, trường học được đầu tư... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, việc quản lý phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và từ nguồn vốn xây dựng NTM nói riêng vẫn còn một số hạn chế cơ bản sau:

Một số công trình, dự án nguồn vốn phân bổ chậm, phân bổ chưa tập trung dẫn đến khi hoàn thành xong các thủ tục đầu tư xây dựng thì rơi vào mùa mưa lũ gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện dự án, công trình

Vẫn còn tình trạng phân bổ vốn cho các địa phương theo cơ chế xin cho, chạy dự án, công trình. Một số dự án phân bổ theo nguyên tắc dự án nào thiết kế trước thì ưu tiên phân bổ vốn trước, chưa tính đến tính hiệu quả của dự án, công trình.

Một số công trình địa phương đề nghị đầu tư, đã lập báo cáo KTKT, lấy ý kiến nhân dân nhưng không có vốn để đầu tư.

lớn nhưng vốn đầu tư ít không đáp ứng được nhu cầu của các địa phương, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đạt các tiêu chí liên quan đến đầu tư.

Phê duyệt đầu tư nhanh nhưng phân bổ vốn rất chậm, do đó nhiều công trình không thực hiện đúng tiến độ, một số công trình chưa khởi công lại chuyển vốn cho đơn vị thi công; nợ vốn đầu tư xây dựng từ chương trình nông thôn mới rất lớn, một số xã không có khả năng trả nợ.

2.2.2.5. Thực trạng quản lý công tác đấu thầu

Công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói chung và nguồn vốn xây dựng NTM nói riêng trên địa bàn huyện Tiên Phước được áp dụng 4 hình thức lựa chọn nhà thầu chính là: chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và đấu thầu rộng rãi. Việc đấu thầu được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật như: các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng; Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu…)

Trong giai đoạn 2015 -2018 tình hình đầu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn huyện được thống kê như sau:

Bảng 2.3. Bảng thống kê tình hình đấu thầu XDCB từ nguồn vốn xây dựng NTM huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2018

TT Chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017 2018

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w