Nguồn vốn và chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 35)

- Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ bản

1.3.2. Nguồn vốn và chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mớ

đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

1.3.1. Cơ sở pháp lí liên quan

Để công tác quản lí nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao thì thực hiện dựa trên cơ sở pháp lí cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, nhất quán. Vì đây là chính sách có sự lồng ghép, liên quan đến nhiều cơ quan và lĩnh vực quản lí nhà nước khác nhau như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai. Chẳng hạn, Theo quy định của Luật Đất đai quy định cụ thể cách thức bồi thường, mức bồi thường, giá bồi thường cũng như các biện pháp hỗ trợ di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Điều này đã tạo được hành lang pháp lý quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình nông thôn mới nói riêng. Khi thực hiện luật đất đai mới, việc giải phóng đền bù thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vồn CT NTM trên địa bàn huyện Tiên Phước gặp nhiều thuận lợi, đa số người dân chấp hành đúng các chủ trương thực hiện giao đất để giải phóng mặt bằng.

1.3.2. Nguồn vốn và chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnvốn xây dựng nông thôn mới vốn xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới cần phải có các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính để thực hiện các nội dung của Chương trình từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có sự huy động của người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện vì: có những công trình, NSNN chỉ hỗ trợ một phần, phần còn lại là vốn đối ứng của địa phương, nếu như địa phương không huy động được vốn đối ứng thì công trình không có vốn thực hiện. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu thiếu nguồn vốn, vốn không được cấp kịp thời, đúng chỗ thì mặc dù phương án bồi thường đã được phê duyệt nhưng khoản tiền bồi thường vẫn chưa đến được tay các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Điều này có thể gây ra làn sóng bức xúc trong người dân, từ đó khiến cho công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, nguồn vốn được cấp đúng lúc, đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường, GPMB. Trong những năm qua, đa số nguồn vốn huy động thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ từ TW và của tỉnh, việc huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Đa số người dân thực hiện đóng góp vốn thông qua việc hi sinh hoa màu, cây cối trong giải phóng mặt bằng và góp công trong việc bê tong hóa giao thông nông thôn.

Ngoài ra, trong thời gian quan trên cơ sở Quyết định Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Quảng Nam. Huyện Tiên Phước đã xây dựng Nghị quyết và ban hành Kế hoạch và chương trình hành động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Tăng cường thực hiện việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w