Trạm y tế:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 73 - 77)

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: xây mới 5 trạm, nâng cấp 2 trạm và mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các trạm y tế đạt chuẩn theo quy định và phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Tập trung duy trì và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí y tế.

- Xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, khối phố văn minh đô thị:

Huy động và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sự đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng ít nhất 01 khu dân cư ở mỗi xã đạt chuẩn "Khu dân cư NTM kiểu mẫu"; phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 20 khu dân cư đạt "khu dân cư NTM kiểu mẫu" và đến năm 2022 có 24 khu dân cư đạt "khu dân cư NTM kiểu mẫu".

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơbản từ nguồn vốn xây dựng NTM bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tiên Phước đã có 3 xã đã được Công nhận xã NTM từ năm 2015, 11 xã còn lại cơ bản đã hoàn thành xong đề án phê duyệt về quy hoạch NTM nói chung và quy hoạch các công trình đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Tuy nhiên, việc quy hoạch đầu tư xây dựng vẫn còn tình trạng dàn trải và trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, trong thời gian qua vẫn còn tình trạng chỉnh sửa quy hoạch. Đề việc quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM trong thơi gian đến đảm bảo khoa học và mang tính chất kế thừa trong những năm đến. Tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2018-2022 đã được phê duyệt, qua đó xác định các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, lập thủ tục đề nghị UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện.

- Lồng ghép giữa quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM nhằm tránh tình trạng trùng lắp nguồn vốn đầu tư.

- Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện phối hợp quản lý chặt chẽ giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Thực hiện tốt Luật Xây dựng, có quy định cụ thể, bắt buộc các cấp, các ngành chỉ xem xét phê duyệt các công trình, dự án nằm trong quy hoạch, tránh tình trạng chồng chéo trong đầu tư và cạnh tranh không cần thiết.

- Tập trung làm tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch. Nâng cao chất lượng và tính khả thi các dự án, công trình quy hoạch; lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện công tác quy hoạch.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để huy động mọi nguồn lực nhất là sự đóng góp ý kiến của nhân dân trong việc quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình xây dựng NTM tại các xã. Các công trình có sự tham gia đóng góp của nhân dân cần bàn bạc dân chủ, xây dựng dự án, công trình và nguồn vốn cần huy động, trên cơ sở đó triển khai thực hiện có tính khả thi, hạn chế tình trạng nợ vốn xây dựng.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong giai đoạn chuẩn bịđầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng NTM

Hoàn thiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt đầu tư

- Nâng cao trách nhiệm của người phê duyệt: Quy định trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc phê duyệt công trình. Việc xác định tổng mức đầu tư, tổng dự toán phải dựa trên các căn cứ cụ thể, không để tình trạng các đơn vị tư vấn đẩy tổng mức lên cao.

công trình, dự án, đảm bảo phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý công trình.

Đối với chủ đầu tư: Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư, xem chủ đầu tư là đại điện duy nhất của Nhà nước làm chủ dự án, công trình do đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án, công trình. Việc thực hiện phân cấp cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải đảm bảo phù hợp với quyết định phê duyệt các công trình, dự án. Nên quy định cụ thể các tiêu chí và điều kiện đối với các chủ đầu tư để đảm bảo chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về xây dựng cơ bản và quản lý công trình.

- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các đơn vị tư vấn

Đối với các đơn vị tư vấn: Có chính sách đào tạo và nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn, nghiêm cấm các đơn vị tư vấn đầu tư và xây dựng mua, bán tư cách pháp lý để tham dự thầu hoặc mua bán thầu, tiết lộ thông tin về đấu thầu cho các nhà thầu tham dự đấu thầu, thực hiện tốt quy định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng. Theo quy định của Luật xây dựng, các đơn vị tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Phí bảo hiểm được tính vào giá sản phẩm tư vấn. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn là một điều kiện pháp lý trong hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.

Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu

- Nâng cao trách nhiệm của người phê duyệt đấu thầu:

Quy định trách nhiệm của các cấp trong việc phê duyệt đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu phải trên cơ sở khách quan, để lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thi công công trình đạt chất lượng, tiến độ. Có biện pháp quản lý chặt chẽ công tác đấu thầu: có thể chế bắt buộc các chủ đầu tư phải đăng tải quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu ngay sau khi phê duyệt.

Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, công trình bằng cách đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu. Các cán bộ liên quan trực tiếp đến công tác đấu thầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu. Thực hiện việc đăng tải thông tin đấu thầu trên bản tin Đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định.

- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng: có chính sách đào tạo và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng, tránh tình trạng giữ việc, ngồi chờ vốn, hiện tượng bỏ thầu với giá thấp, kéo dài tiến độ thi công rồi tìm mọi cách điều chỉnh bổ sung, nghiêm cấm các doanh nghiệp xây dựng mua, bán tư cách pháp lý để tham dự thầu hoặc dàn xếp, mua, bán thầu hoặc thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư trong đấu thầu. Thực hiện các quy định cụ thể, bắt buộc các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm tai nạn lao động đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3 đối với các doanh nghiệp xây dựng. Cần coi đây là một tiêu chí để đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp xây dựng.

- Phân cấp thực hiện quy định về đấu thầu: Hạn chế số lượng gói thầu được chỉ định thầu, tăng mạnh số gói thầu (xây lắp và thiết bị) phải qua đấu thầu rộng rãi, công khai, tránh tình trạng thất thoát vốn đầu tư (đặc biệt là vốn ngân sách Nhà nước) và giảm chất lượng công trình. Phân cấp phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu cho chủ đầu tư.

- Củng cố và tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Phòng tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp thực hiện chức năng giám sát, đánh giá đầu tư theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về Giám sát và Đánh giá đầu tư; Thông tư 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Tăng cường đổi mới công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên các nội dung: Giám sát tổng thể đầu tư; Giám sát đánh giá dự án: đánh giá ban đầu và kết thúc dự án đối với các dự án nhóm B trở lên; thực hiện đánh giá giữa kỳ khi

kết thúc từng giai đoạn đối với các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn. Kiểm tra quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư theo nội dung được phê duyệt và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w