Các thành tố của mô hình

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 69 - 74)

- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu Sau đó mô phỏng thay đổi chúng để phân tích,

c) Các thành tố của mô hình

- Mô hình Mundell Fleming gồm ba phương trình cơ bản:

Hai phương trình của mô hình IS-LM cho nền kinh tế đóng nhưng thêm khu vực kinh tế đối ngoại NX

Đường IS: Y = C(Y-T) + I(r) + G + NX(e)

Đường LM: M/P = L(r, Y)

Và bổ sung thêm phương trình cân bằng quốc tế: r = r*

Đường này được gọi là là đường vốn di chuyển tự do hay đường tài chính quốc tế, ký hiệu là CM.

- Ý nghĩa của các phương trình:

+ IS mô tả cách thức xác định từng biến xác định tiêu dùng và cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. So với mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng, ở đây IS có thêm thành phần NX.

e là tỷ giá danh nghĩa, RER=P*/(eP) là tỷ giá thực  e là giá 1 đơn vị tiền tệ trong nước tính bằng số đơn vị tiền nước ngoài (kiểu châu Âu).

Vì giả sử P và P* cố định nên thay đổi của e và RER tỷ lệ thuận với nhau và biến động như nhau Mô hình không cần phân biệt e và RER.

I có quan hệ âm với r nên Y cũng có quan hệ âm với r.

NX là một hàm theo e. Khi e tăng, nội tệ lên giá  giảm xuất, tăng nhập; NX giảm, dẫn tới Y cũng giảm (trong điều kiện r không đổi). Khi đó đường IS dịch chuyển sang trái.

120

Ngược lại, khi e giảm, nội tệ mất giá  tăng xuất, giảm nhập; NX tăng, dẫn tới Y cũng tăng (trong điều kiện r không đổi). Khi đó đường IS dịch chuyển sang phải.

Như vậy Y cũng có quan hệ âm với e.

+ LM mô tả hoạt động của thị trường tiền tệ, phản ánh Tổng cung tiền thực tế = Tổng cầu thực tế về tiền. M ngoại sinh, P cố định nên cũng ngoại sinh. LM tương tự như cho nền kinh tế đóng, trong đó Y có quan hệ dương với r.

+ Đường tài chính quốc tế giả định lãi suất trong nước do lãi suất quốc tế quyết định (do đặc điểm của nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc vào thị trường vốn quốc tế).

6.1.2. Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và r

Khi xem xét quan hệ giữa Y và r, chúng ta giả sử e đã biết. Trong trường hợp này, mô hình Mundell Fleming hoạt động tương tự như mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng nhưng vì có thêm đường tài chính quốc tế CM nên được gọi là mô hình IS-LM-CM.

Trên đồ thị với hệ trục Y và r, vì đối với đường IS, Y có quan hệ âm với r nên IS là đường dốc xuống. Ngược lại, đối với đường LM, Y có quan hệ dương với r nên LM là đường dốc lên. Cân bằng trong mô hình Mundell – Fleming xác định thu nhập theo mỗi mức tỷ giá đã biết và trong điều kiện lãi suất trong nước ngang bằng lãi suất thế giới. Khi tỷ giá thay đổi sẽ có hiện tượng dịch chuyển đường IS.

Cân bằng trong mô hình Mundell – Fleming được thực hiện như sau

Cơ chế hoạt động: Giả sử lãi suất trong nước (r) tăng lên và cao hơn lãi suất thế giới. r < r*  làm giảm dòng vốn nước ngoài ($) chạy vào trong nước và tăng dòng vốn trong nước chạy ra nước ngoài  Nội tệ mất giá (e giảm)  Y tăng, đường IS bị đẩy sang phải; quá trình này tiếp tục cho tới khi r = r* để lập lại cân bằng dài hạn của nền kinh tế nhỏ mở cửa.

121

6.1.3. Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Giả sử lãi suất thế giới không đổi (r* cố định)

LM là đường thẳng đứng vì tỷ giá e không có trong phương trình LM dịch chuyển khi r* thay đổi.

IS dốc xuống là tỷ giá (e) tăng lên sẽ làm xuất giảm, nhập tăng, thu nhập giảm.

Đồ thị mô tả điểu kiện cân bằng thu nhập và tỷ giá trên cả hai thị trường HH&DV và tiền tệ khi lãi suất không đổi theo mức lãi suất thế giới.

Hình 6.1: Cân bằng trong mô hình Mundell-Fleming

122

Hình 6.3: Cơ chế xác định đường IS

6.2. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ, MỞ CỬA, TỶ GIÁ THẢ NỔI

Sử dụng mô hình Mundell-Fleming trong trường hợp chế độ tỷ giá được áp dụng phổ biến trên thế giới.

6.2.1. Chính sách tài khóa

123

Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước  Y tăng  đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn).

Trong dài hạn, sự gia tăng của TGHĐ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, tức là làm giảm xuất khẩu ròng. Đây chính là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ, làm cho Y giảm xuống. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng tăng Y ban đầu của chính sách tài khóa.

Trong đồ thị…, đường IS thoạt tiên dịch chuyển từ IS0 sang IS1, nhưng về dài hạn sẽ dịch chuyển theo chiều ngược lại từ IS1 về IS0. Quá trình này vừa giảm Y, vừa đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới

Cơ chế: Tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách (tăng chi tiêu hoặc giảm thuế)  tăng Y  tăng r :

 giảm I giảm Y (kinh tế đóng)

 tăng e  giảm NX  giảm Y (kinh tế mở)

Do vậy tính chung trong ngắn hạn, dưới chế độ TGHĐ thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tài khóa hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu và tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế.

Hinh 6.4 Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình Mundell-Flemming

b) Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Đồ thị mô tả khi chính phủ thực hiện CSTC mở rộng (tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế).

124

Hình 6.5: Tác động của chính sách tài khóa mở rộng

Lập luận trong trường hợp này giống hệt như trong trường hợp sử dụng hệ trục Y-r. Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước  Y tăng  đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn).

Trong dài hạn, sự gia tăng của TGHĐ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, tức là làm giảm xuất khẩu ròng. Đây chính là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ, làm cho Y giảm xuống. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng tăng Y ban đầu của chính sách tài khóa và đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)