(i) Từ sơ đồ giao điểm Keynes của thị trường HH&DV
Để hợp nhất các quan hệ giữa khu vực kinh tế thực và khu vực kinh tế tiền tệ, bước đầu tiên phải làm là phân tích ảnh hưởng của lãi suất (của khu vực tiền tệ) tới các biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thu nhập, vì theo Keynes, lãi suất là trung gian nối hai khu vực (tiền tệ lãi suất đầu tư).
Giao điểm Keynes cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập tại mỗi mức đầu tư định trước (Ī).
Tuy nhiên trên thực tế, đầu tư dự kiến là một đại lượng thay đổi. Đầu tư dự kiến phụ thuộc vào lãi suất (thực) r:
I = I(r) với I’<0
Vì lãi suất thực là chi phí vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư nên khi lãi suất thực tăng thì đầu tư dự kiến sẽ giảm Quan hệ âm giữa I và r.
Lưu ý: Ở tầm ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát dự kiến (kỳ vọng lạm phát) đã biết, nên r và i (lãi suất danh nghĩa) coi như đã biết
91
Vì i = r + πe Có thể sử dụng r hoặc i để phân tích đều được.
Xuất phát từ 1 điểm cân bằng được xây dựng căn cứ vào một lãi suất danh nghĩa i1 (hoặc lãi suất thực) Câu hỏi đặt ra là: Thu nhập sẽ thế nào nếu NHTƯ hạ lãi suất danh nghĩa từ i1 xuống i2 ?
Trả lời: Lãi suất giảm làm đầu tư mong muốn tăng tổng cầu dự kiến tăng
Theo quá trình tăng lên của tổng cầu mong muốn, đường cầu sẽ chuyển dịch lên trên; sản xuất sẽ tăng lên để đáp ứng cầu nền kinh tế sẽ chuyển dịch dần từ A lên B Thu nhập tăng. Sản lượng (GDP) cân bằng được thiết lập ở mức cao hơn tương ứng với lãi suất giảm xuống.
Lãi suất giảm từ r1 lên r2, đầu tư dự kiến tăng từ I1 lên I2 Dịch chuyển đường chi tiêu dự kiến từ E1 lên E2 Cân bằng mới tại B: Chi tiêu và Thu nhập (Y) tăng tương ứng với việc giảm lãi suất.
Quan hệ âm giữa lãi suất và sản lượng tạo thành đường IS.
Hình 5.3: Xây dựng đường IS từ giao điểm Keynes
Kết hợp các đồ thị 1 và 2, chúng ta có đồ thị 3 thể hiện quan hệ giữa Y và r tại các điểm C và D.
Nối các điểm C và D tạo thành một đường thể hiện quan hệ giữa r và Y. Đường này
được gọi là đường IS.
Các điểm C và D lần lượt tương ứng với các tình huống ban đầu (lãi suất i1 và Y1) và kết thúc (i2và Y2).
92
Đường IS không nhất thiết là đường tuyến tính mặc dù để đơn giản ở đây chúng ta thể hiện nó là đường thẳng.
Đường IS thể hiện quan hệ âm giữa lãi suất và sản xuất (GDP thực) để đảm bảo cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ đối với các giá trị cho trước (dự kiến) của các biến ngoại sinh (I, T, G).
Khi các biến ngoại sinh I, T, G hoặc thành phần tự định của tiêu dùng thay đổi thì đường IS dịch chuyển.
(ii) Xây dựng IS từ phương trình cân bằng tiết kiệm và đầu tư
Tên của đường IS có nguồn gốc từ phương trình kế toán: I – S = (T – G) – NX. Khi nghiên cứu quan hệ này, nhà kinh tế người Anh John Hicks, giải thưởng Nobel năm 1972, đã giả định ngân sách cân bằng (T = G) đồng thời không có ngoại thương (NX = 0); khi đó I = S, tức đầu tư bằng tiết kiệm (Investment = Saving).
Trong trường hợp tổng quát, công thức cơ bản của một nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + NX
Trong nền kinh tế đóng: NX = X – M = 0, nên:
Y = C + I + G
Phương trình trên nói rằng GDP là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I) và chi tiêu của chính phủ (G), hay:
I = Y - C - G
Vế phải (Y - C - G) là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau khi đã thanh toán cho tiêu dùng của dân cư và mua hàng của chính phủ.
Phần còn lại này được gọi là tiết kiệm quốc dân, ký hiệu là S.
Vì S = (Y - T - C) + (T - G) = Tiết kiệm cư dân + Tiết kiệm chính phủ
S = Y - C - G
Như vậy: I = S Tiết kiệm = đầu tư.
Giả sử G là biến ngoại sinh đã được xác định: Ḡ
Vì cân bằng của thị trường HH&DV trong nền kinh tế đóng: Y = C + I + Ḡ = C + S + Ḡ
I = Y – C - Ḡ = S
Và C là hàm số của thu nhập nên: I = Y – C(Y) - Ḡ = S
Đưa thêm phương trình hành vi đầu tư I phụ thuộc vào lãi suất:
I = I(r)
Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản: Giảm lãi suất thì tăng đầu tư, tức I’(i)<0. Phương trình cân bằng cuối cùng:
I(r) = Y – C(Y) - Ḡ = S
93
Để đơn giản và ngắn gọn, có thể đặt Ḡ = 0, khi đó:
I(r) = Y – C(Y) = S
Đây là phương trình IS: Y = Y(r) Y’(r)<0
Đường IS là toàn bộ những điểm được tạo nên bởi tổ hợp quan hệ giữa lãi suất r và thu nhập Y để đảm bảo cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư đối với các giá trước trị cho của các biến ngoại sinh (Ḡ, T, …).
Điều kiện cân bằng IS có nghĩa là giải phương trình cân bằng đầu tư - tiết kiệm sẽ xác định được tổng cầu Tổng cung.
Thực chất là giải phương trình:
Y(r) = C(Y) + I(r) + G + NX
Vì C= a+mpcY nên
S = Y-C= Y – (a+mpcY) = -a+mpsY
Điều kiện trên có thể được minh họa bằng đồ thị lớn kết hợp 4 đồ thị thành phần sau:
Hình 5.4: Xây dựng đường IS từ cân bằng tiết kiệm và đầu tư
Xuất phát từ cầu đầu tư trong đồ thị I của hình 5.4. Giả sử lãi suất thực giảm xuống. Khi đó đầu tư tăng lên vì đầu tư có quan hệ âm với lãi suất thực. Đầu tư tăng (điểm A) thì tiết kiệm tăng (điểm B, đồ thị II) vì trong nền kinh tế đóng luôn luôn có quan hệ S=I. Theo phương trình quan hệ vừa xác định ở trên S = -a+mpsY nên khi S tăng thì Y tăng (điểm C, đồ thị III). Như vậy, khi lãi suất thực giảm xuống thì sản xuất tăng; tức là có quan hệ âm giữa lãi suất thực và sản lượng. Điều này được thể hiện thành đường dốc xuống trong đồ thị IV của hình 5.4; đường này được gọi là đường IS.