Thể hiện mô hình trên hệ trục Y-r

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 79 - 82)

- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu Sau đó mô phỏng thay đổi chúng để phân tích,

a) Thể hiện mô hình trên hệ trục Y-r

Trong điều kiện TGHĐ cố định thì chính sách mở rộng tài chính của chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để duy trì TGHĐ cố định thì NHTƯ phải tăng cung tiền, làm dịch chuyển đường LM sang phải với quy mô tương ứng.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ cố định thì chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng sản lượng Y.

130

b)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Giả sử CP tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế, đường IS sẽ chuyển dịch sang phải  Đẩy tỷ giá tăng, VNĐ lên giá  Để cố định tỷ giá, NHTW phải mua nội tệ vào, đưa USD ra  LM dịch sang phải  Tăng tổng cầu  Tăng sản lượng và thu nhập.

Khác nhau của CSTC giữa 2 chế độ tỷ giá:

- Cố định: Làm tăng tổng cầu nhờ tăng tổng cung tiền tệ

- Thả nổi: CSTC không làm thay đổi thu nhập vì (i) r cố định làm Y tăng, nhưng (ii) e tăng làm NX giảm, qua đó làm Y giảm.

Hình 6.12: Chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá cố định

6.3.3. Chính sách tiền tệ trong nền KT nhỏ, mở cửa, tỷ giá cố định

a)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và r

Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực làm giảm TGHĐ, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho TGHĐ cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu.

131

Hình 6.13: Chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định

b)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực làm giảm TGHĐ, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho TGHĐ cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu.

Giả sử NHTW tăng cung ứng tiền tệ, ví dụ mua trái phiếu CP từ công chúng  Ban đầu LM dịch sang phải  e giảm. Nhưng vì NHTW cam kết giữ tỷ giá cố định nên các nhà đầu cơ lập tức mua USD, bán nội tệ cho NHTW  Cung tiền giảm  LM trở lại vị trí trước  Thu nhập không đổi.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ cố định thì chính sách tiền tệ không có hiệu quả.

Nhận xét:

- Khi áp dụng tỷ giá cố định, NHTW từ bỏ quyền kiểm soát tổng cung tiền tệ.

- Chính sách phá giá hoặc tăng giá đồng tiền. Khi phá giá, LM sang phải, làm tăng cung tiền, tăng xuất khẩu ròng và thu nhập.

132

Hình 6.14: Chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)