- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu Sau đó mô phỏng thay đổi chúng để phân tích,
3) Hai dịch chuyển IS, LM làm thu nhập tăng và tỷ giá giảm
Nhận xét:
- Khi có kỳ vọng tỷ giá thì thường nó sẽ thành sự thật. Nếu kỳ vọng VNĐ sẽ mất giá trong tương lai thì ngay từ hiện tại nó cũng sẽ bắt đầu mất giá.
Ví dụ nếu người Việt kỳ vọng VNĐ sẽ mất giá trong tương lai, thì các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi phải tăng lãi suất để bù đắp rủi ro khi chấp nhận giữ (đầu tư vào) VNĐ ε tăng lên đẩy lãi suất tăng lên Làm VNĐ thực sự mất giá ngay từ bây giờ (đúng như phân tích trong đồ thị).
- Dường như gia tăng rủi ro quốc gia có thể làm thu nhập tăng lên. Đồ thị cho thấy khi ε tăng, LM dịch sang phải. Mặc dù r tăng làm giảm đầu tư nhưng e giảm mạnh làm NX ròng tăng mạnh hơn Y tăng.
Tuy nhiên điều này không xảy ra trong thực tế do 3 nguyên nhân:
135
+ Giảm giá nội tệ có thể làm giá hàng hóa NK tăng mạnh làm tăng P dù ngắn hạn M/P giảm.
+ Khi xuất hiện biến cố rủi ro, ε tăng Dân có thể tăng cầu về tiền vì tiền được coi là tài sản an toàn và có thể di chuyển được.
3 nguyên nhân này đều cho xu hướng dịch chuyển LM sang trái Giảm sức ép giảm tỷ giá nhưng cũng làm giảm sức ép tăng thu nhập.
Kết luận:
- Rủi ro là không tốt
- Ngắn hạn nó làm nội tệ mất giá và giảm tổng cầu qua 3 kênh trên - Dài hạn, nó làm lãi suất tăng, đầu tư giảm, tăng trưởng giảm.
6.5.5. Mô hình Mundell-Fleming khi giá thay đổi
Trong những mục trên, chúng ta đã sử dụng mô hình Mundell-Fleming để nghiên cứu chính sách trong trường hợp nền kinh tế nhỏ, mở cửa và giá cố định ở tầm ngắn hạn.
Bước này sẽ nghiên cứu khi giá thay đổi.
Mô hình mới thay tỷ giá danh nghĩa e bằng tỷ giá thực rer=eP/P*
Mô hình gồm ba phương trình cơ bản:
Đường IS: Y = C(Y-T) + I(r) + G + NX(rer)
Đường LM: M/P = L(r, Y)
Cân bằng quốc tế : r = r* (ε = 0 để đơn giản hóa)
Điều gì xảy ra khi mức giá giảm xuống ? Y = Y(rer) = Y(eP/P*)
Khi đó mô hình Mundell-Fleming phản ánh được lý thuyết về tổng cầu: a) Mô hình MF; b) MH tổng cầu
P giảm M/P tăng Y tăng LM dịch sang phải rer tăng.
Đồ thị dưới là mô hình đường tổng cầu, thể hiện quan hệ âm giữa giá và tổng cầu. Các chính sách làm tăng thu nhập trong mô hình MF sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, trong khi các chính sách làm giảm thu nhập trong mô hình MF sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
136
6.5.6. Mô hình Mundell-Fleming kết hợp ngắn hạn và dài hạn
a) Mô hình MF; b) Mô hình tổng cầu - tổng cung E là điểm cân bằng ngắn hạn vì giả định P cố định.
Tại E, cầu HH&DV quá thấp, không đủ để SX đạt mức tự nhiên Theo thời gian, P phải giảm LM dịch sang phải, rer giảm NX tăng Nền kinh tế chuyển tới O nằm trên đường cân bằng dài hạn.
Tốc độ di chuyển từ E sang O phụ thuộc vào tốc độ điều chỉnh (giảm) giá.
137
Tóm tắt:
Mô hình Mundell-Fleming là mô hình IS-LM đối với nền kinh tế nhỏ, mở cửa. Mô hình coi mức giá đã biết, để chỉ ra ảnh hưởng của các chính sách… tới tỷ giá và thu nhập.
Mô hình chỉ ra một số kết quả sau:
- Chính sách tài khóa không ảnh hưởng tới thu nhập trong chế độ tỷ giá thả nổi. Mở rộng tài chính làm cho nội tệ lên giá, giảm NX và triệt tiêu tác dụng mở rộng thông thường tới thu nhập.
Ngược lại, CSTC làm tăng thu nhập trong chế độ tỷ giá cố định
- Chính sách tiền tệ không ảnh hưởng tới thu nhập trong chế độ tỷ giá cố định. Mở rộng tiền tệ không thúc đẩy tăng trưởng vì chỉ nhằm ổn định tỷ giá danh nghĩa.
Ngược lại, CSTT làm tăng thu nhập trong chế độ tỷ giá thả nổi. - Cả hai chế độ tỷ giá đều có những ưu nhược điểm.
Tỷ giá thả nổi cho phép các nhà hoạch định chính sách không cần quan tâm tới tỷ giá mà có thể tự do theo đuổi các mục tiêu chính sách khác.
Tỷ giá cố định cho phép giảm tính bất định về tỷ giá và trong các giao dịch, thanh toán quốc tế.
138
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Công (2008), “Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, Chương 9
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô, Tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế-Quản lý biên soạn (lưu hành nội bộ), Chương 6
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày đặc điểm của mô hình Mundell-Flemming.
2. Phân tích tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình Mundell- Flemming? So sánh kết quả phân tích trong 2 trường hợp cơ chế tỷ giá thả nổi và cơ chế tỷ giá cố định.
3. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ mở rộng trong mô hình Mundell- Flemming? So sánh kết quả phân tích trong 2 trường hợp cơ chế tỷ giá thả nổi và cơ chế tỷ giá cố định.
4.
BÀI TẬP Bài 1 Bài 1