Thị trường hàng hóa và dịch vụ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 37 - 38)

Thị trường

tiền tệ

88

dịch vụ; vế phải là tổng cầu hàng hóa và dịch vụ. Về dài hạn, GDP được xác định từ khả năng sản xuất của nền kinh tế, tức là từ tài nguyên thiên nhiên, vốn cố định, lao động, tình trạng công nghệ, trình độ quản lý và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân tố giá cả sẽ được đưa vào để phản ánh cung danh nghĩa của tiền tệ.

Tiếp theo, chúng ta giả thiết giá cả cố định, trong khi sản xuất được xác định bởi nhu cầu. Đây là giả thiết cơ bản của lý thuyết hay mô hình Keynes. Quan hệ nhân quả đi từ tổng cầu đến tổng cung. Toàn bộ các lập luận trong giả thuyết Keynes dựa trên ý tưởng người sản xuất cung cấp đủ lượng hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu với mặt bằng giá hiện tại (không đổi). Ở tầm ngắn hạn, mặt bằng giá chung không thay đổi khi cầu thay đổi; tổng cung sẽ bị động thay đổi để đáp ứng đủ tổng cầu.

Câu hỏi đạt ra là giả thuyết Keynes có thể được coi là hợp lý và chấp nhận được không ? Có nhiều lý do khác cho phép tin tưởng ở giả thiết này. Trong thực tế, chúng ta thường quan sát thấy quy mô biến động của giá thường thấp hơn quy mô biến động của sản xuất. Mặt khác, về mặt thực nghiệm, các điều tra thống kê cho thấy trong điều kiện lạm phát thấp hoặc ôn hòa, các doanh nghiệp thường giữ ổn định giá bán trong một khoảng thời gian khá dài, ở nhiều nước có thể là 18 tháng đến 2 năm. Do vậy, các nhà kinh tế thường nói về hiện tượng cứng nhắc hay kém linh hoạt của giá cả.

Theo các nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes, có ít nhất ba lý do sau đây để giá cả ổn định ngắn hạn. Thứ nhất, các chi phí liên quan đến thay đổi giá bán khá lớn, được gọi là chi phí thực đơn, bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí in ấn lại các tờ thông báo giá và phân phát chúng, chi phí thay đổi niêm yết giá trong các siêu thị, cửa hàng lớn... ; do đó không thể thay đổi giá liên tục được. Thứ hai là quan hệ giữa người bán và khách hàng. Để giữ lòng tin với khách hàng, doanh nghiệp phải giữ giá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định; điều này xảy ra ngay cả khi có những biến động khá lớn của cầu và mặt bằng giá cả. Thực tế đã chứng minh, hầu hết các doanh nghiệp đều giữ giá ổn định ngắn hạn trong những thời kỳ kinh tế có nhiều biến động; họ chỉ thay đổi khi tình hình kinh tế tế vĩ mô đã thay đổi về chất và khi sức chịu đựng của họ đã đến mức giới hạn. Thứ ba là vai trò của các hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng mua bán ngắn và trung hạn với một giá định trước nên rất khó khăn nếu muốn đàm phán thay đổi lại giá.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)