- Tương tự như với G, có thể tăng, giảm đầu tư I và cũng thấy kết quả tương tự Đó là vì vai trò tương đương của G và I trong tổng cầu (tương tự với X và M trong nền kinh tế mở).
c) dốc của đường LM
Độ dốc này phụ thuộc vào hai nhân tố:
(i) Độ nhạy cảm hay hệ số co dãn của cầu tiền tệ L(r, Y) so với hoạt động kinh tế thực Y.
Một hệ số co dãn của cầu tiền tệ với thu nhập cao dẫn tới tăng nhanh cầu tiền tệ gây áp lực làm tăng nhanh lãi suất để giữ nguyên cầu tiền tệ cân bằng với cung tiền tệ không đổi.
Độ nhạy cảm càng cao thì độ dốc của đường LM lớn, vì chỉ thay đổi Y nhỏ, nhưng làm L(r, Y) thay đổi mạnh, dẫn tới lãi suất thay đổi mạnh.
(ii) Độ nhạy của cầu tiền tệ so với bản thân lãi suất r
Nếu hệ số co dãn này lớn, đối với mỗi sự gia tăng của GDP, lãi suất sẽ thay đổi khá mạnh để lập lại cân bằng trên thị trường tiền tệ độ dốc của đường LM sẽ lớn.
101
Có thể chứng minh qua quan sát đồ thị và qua phân tích phương trình toán học. (i) Quan sát đồ thị: Độ dốc của đường LM được đo bằng tỷ lệ CA/CB (∆Y/∆r)
Hình 5.11: Độ dốc của đường LM
(ii) Phương trình toán học
Xuất phát từ phương trình xác định đường LM: M/P = L(r, Y) Giả sử chúng ta có hàm cầu tiền tệ thực dạng tuyến tính:
L(r, Y)= e.Y – f.r
Mô hình xác định đường LM dạng tuyến tính sẽ là:
M/P =e.Y – f.r
Giải mô hình chúng ta sẽ có:
Từ kết quả này, có thể rút ra một số nhận xét:
- Đường LM có độ dốc dương và phụ thuộc vào các tham số e và f, tức là phụ thuộc vào độ nhạy của cầu tiền tệ theo thu nhập và độ nhạy của cầu tiền tệ theo lãi suất. Khi Y tăng thì L tăng, dẫn tới r tăng.
+ e càng lớn thì thay đổi của Y có tác động càng lớn tới r. Khi đó đường LM càng dốc lên
+ f càng lớn thì thay đổi của Y có tác động càng nhỏ tới r. Khi đó đường LM càng thoai thoải
- Thay đổi của cung tiền tệ thực (M/P) sẽ làm dịch chuyển đường LM. Khi M/P tăng, lãi suất giảm, đường LM sẽ dịch chuyển xuống dưới (sang phải).