- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu Sau đó mô phỏng thay đổi chúng để phân tích,
c) So sánh hiệu quả của CSTC với trường hợp nền kinh tế đóng
Như vậy hiệu quả của CSTC mở rộng ở đây khác với CSTC trong trường hợp nền KT đóng đã nghiên cứu trong bài trước.
Trong nền KT đóng: CSTC mở rộng làm tăng thu nhập Nền KT mở: CSTC mở rộng không làm tăng thu nhập.
Tại sao hiệu quả của CSTC mở rộng khác nhau ?
Vì trong nền KT mở, CSTC mở rộng làm giảm tiết kiệm trong nước Giảm đầu tư nước ngoài ròng Tăng tỷ giá Giảm xuất khẩu ròng Thu hẹp tổng cầu Giảm sản xuất và thu nhập.
Sử dụng phương trình M/P = L(r, Y) ; M/P cố định. Cầu tiền tệ phải luôn bằng mức này.
Trong nền KT đóng, CSTC mở rộng làm lãi suất tăng (CP tăng vay tiền dân) Giảm cầu về tiền. Mặt khác, CP có tiền, chi nhiều hơn Thu nhập tăng Cầu về tiền tăng.
Ngược lại, trong nền KT mở, r bị cố định ở r*, nên không giảm cầu về tiền; chỉ có tăng Y tăng. Tuy nhiên e cũng tăng Giảm xuất khẩu ròng Thu hẹp tổng cầu Giảm sản xuất và thu nhập.
125
Tính chung, Y không đổi nếu hai hiệu quả trên cân bằng.
6.2.2. Chính sách tiền tệ (CSTT)
a)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và r
Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng cung tiền tệ hoặc giảm lãi suất (bản chất của việc giảm lãi suất cũng là tăng cung tiền tệ).
Ví dụ chính phủ tăng cung tiền làm cho lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài.
Vì P không đổi, M/P tăng Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường IS thì đứng yên. Vì lãi suất trong nước thấp so với lãi suất thế giới nên các nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm đồng nội tệ giảm giá. Trong dài hạn, TGHĐ giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thương mại. Kết quả là tăng thu nhập.
Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ sẽ vừa làm thu nhập tăng vừa làm lãi suất trong nước tăng lên đường IS dịch chuyển sang phải. Quá trình này diễn ra cho đến khi TGHĐ giảm đủ để lãi suất trong nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài. Cân bằng của nền kinh tế từ A cuối cùng về B.
Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả vì làm tăng thu nhập.
Cơ chế hoạt động của CSTT: Tăng M giảm r:
Tăng I tăng Y (kinh tế đóng),
Giảm e tăng NX tăng Y (kinh tế mở)
Tức là trong mô hình IS-LM-CM, LM dịch chuyển sang phải do tăng M, IS dịch chuyển sang phải do giảm e. chính sách tiền tệ có tác động nhân tử lên Y (AD).
126
b)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e
Giả sử NHTW tăng cung ứng tiền tệ. Vì P không đổi, M/P tăng LM dịch sang phải Tăng thu nhập và giảm tỷ giá (nội tệ mất giá so với ngoại tệ) Tác dụng giống như trong nền kinh tế đóng
Hình 6.7: Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng (trên hệ trục Y-e)