Nghiêng của đường IS

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 43 - 45)

94

Độ nghiêng của đường IS là tỷ lệ giữa các khoảng cách AB và AC (AB/AC). Độ nghiêng đo lường mức độ tác động của lãi suất tới tổng cầu và thu nhập.

Độ nghiêng của đường IS âm: Khi lãi suất giảm, đầu tư và cầu, cung đều tăng để đảm bảo cân bằng trên thị trường HH&DV  Thu nhập tăng.

Hình 5.5: Độ nghiêng của đường IS

Độ nghiêng của IS phụ thuộc vào hai nhân tố:

(i) Mức độ nhạy cảm của đầu tư so với biến động của lãi suất:

• Đầu tư rất nhạy cảm: một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư thay đổi một lượng lớn  thu nhập thay đổi lớn  đường IS sẽ nằm thoai thoải (gần như nằm ngang).

• Đầu tư ít nhạy cảm: ngược lại  đường IS sẽ dốc.

(ii) Độ lớn của tác động nhân tử để chuyển ảnh hưởng ban đầu và trực tiếp thành ảnh hưởng toàn cục cuối cùng,theo đó:

Nhân tử tiêu dùng (mpc) càng nhỏ (tiêu dùng thấp) thì đường IS càng dốc (khi đó r giảm nhiều nhưng Y tăng ít).

Ngược lại, nhân tử tiêu dùng càng lớn thì đường IS càng thoải (r giảm ít nhưng Y tăng nhanh).

Chứng minh:

Tác động nhân tử được xác định như sau: Y = C(Y) + I(r)

dY = mpc.dY + I’.dr dY/dY = mpc + I’. dr/dY Từ đây suy ra:

dr/dY = (1 – mpc)/I’ hay dY/dr = I’ / (1 – mpc)

trong đó mpc là xu hướng tiêu dùng cận biên chúng ta đã học trong bài 3. Vì I’< 0 và (1-mpc) > 0 nên dY/dr < 0

95

Như vậy, bên cạnh sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất, độ nghiêng của đường IS còn phụ thuộc vào xu hướng tiết kiệm cận biên (mps = 1-mpc) và độ nghiêng của đường đầu tư (qua biến I’). I’ càng lớn thì đường IS càng thoai thoải, tức là có xu hướng nằm ngang. Mặt khác, khi mpc giảm hay mps tăng thì dY/dr càng giảm, tức đường IS càng có xu hướng thẳng đứng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)