c) Sự dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn
4.3.2. Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cầu (sốc cầu)
Giả sử rằng vì một lý do nào đó mà một làn sóng bi quan lan ra toàn nền kinh tế. Lý do có thể là một sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán hay sự bùng nổ một cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Do biến cố này, nhiều người mất lòng tin vào tương lai và thay đổi kế hoạch của họ. Các hộ gia đình giảm tiêu dùng, trì hoãn các khoản mua sắm lớn và các doanh nghiệp tạm ngừng việc mua thiết bị mới.
80
Hình 4.22: Quá trình lập lại cân bằng sau sốc cầu
Làn sóng bi quan này ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Một biến cố như thế sẽ làm giảm tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, tại bất cứ mức giá nào, các hộ gia đình và các doanh nghiệp giờ đây cũng muốn mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như hình 8 cho thấy, đường tổng cầu dịch sang trái và từ AD1 đến AD2. Trong hình này, chúng ta có thể xem xét các ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu. Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc từ A đến B theo đường tổng cung ngắn hạn ban đầu AS1 . Khi nền kinh tế chuyển từ A dến B, sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 và mức giá giảm từ P1 xuống P2. Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặc dù không được biểu thịtrong hình vẽ, các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra và sản xuất bằng cách cắt giảm việc làm. Do vậy, sự bi quan khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển, trong một chừng mực nào đó lại chính là do tự bản thân chúng ta: nghĩa là sự bi quan về tương lai làm cho thu nhập giảm và thất nghiệp tăng.
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với một cuộc suy thoái như vậy? Một khả năng là thực hiện các biện pháp để kích thích tổng cầu. Như chúng ta đã nhấn mạnh ở phần trước, sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ hay cung ứng tiền tệ đều làm tăng tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mọi mức giá, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nếu các nhà hoạch định chính sách hành động kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu sự dịch chuyển ban đầu của đường tổng cầu, đẩy nó trở về AD1 và đưa nền kinh tế về điểm A. Trong hai bài tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về cách mà chính sách tài khoá và tiền tệ ảnh hưởng đến tổng cầu và những khó khăn trong việc sử dụng những chính sách này trong thực tế.
Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không can thiệp gì cả thì cuộc suy thoái cũng sẽ tự phục hồi sau một khoảng thời gian. Do tổng cầu giảm, mức giá giảm xuống. Có thể, kỳ vọng bắt theo kịp thực tế và mức giá dự kiến cũng giảm. Do sự giảm sút của mức giá dự kiến làm thay đổi nhận thức, tiền lương và giá cả, nên nó làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch
81
sang phải, từ AS1 sang AS2 như trong hình 8. Theo thời gian, quá trình hiệu chỉnh này của kỳ vọng cho phép nền kinh tế tiến dần đến điểm C, điểm mà đường tổng cầu mới (AD2) cắt đường tổng cung dài hạn.
Tại điểm cân bằng dài hạn C, sản lượng trở lại mức tự nhiên. Mặc dù làn sóng bi quan làm giảm tổng cầu, nhưng sự giảm sút của mức giá (đến P3) đủ để triệt tiêu sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Như vậy trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu được phản ánh hoàn toàn trong mức giá mà không có một ảnh hưởng nào tới sản lượng. Nói cách khác, ảnh hưởng dài hạn của sự dịch chuyển đường tổng cầu là làm thay đổi biến danh nghĩa (mức giá thấp hơn) chứ không phải làm thay đổi biến thực tế (sản lượng như cũ).
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đem lại cho chúng ta hai bài học quan trọng: (i) Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu gây ra sự biến động về sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
(ii) Trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu ảnh hưởng tới mức giá chung, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng.