Chính sách thương mại (CSTM)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 76 - 79)

- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu Sau đó mô phỏng thay đổi chúng để phân tích,

d) Chính sách thương mại (CSTM)

Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Giả sử chính phủ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu bằng cách nâng các mức thuế quan hay đặt ra hàng rào bảo hộ hoặc hạn ngạch. Điều gì sẽ xảy ra đối với Y và e ?

M giảm, X không đổi  NX tăng  Đường xuất khẩu ròng NX chuyển dịch sang phải  e tăng, nhưng đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang phải chỉ làm cho đường IS dịch chuyển sang phải chứ LM không đổi  Thu nhập không tăng.

127

Hình 6.8: Tác động của chính sách thương mại

Mục tiêu của Chính sách thương mại là hạn chế nhập siêu NX. Nhưng điều đó không dễ dàng như trong bài trước.

Điều này cũng đúng trong nền KT với tỷ giá thả nổi.

NX(e) = Y – C(Y-T) - I(r) – G

Vì CSTM không ảnh hưởng tới thu nhập, tiêu dùng, đầu tư hoặc mua sắm của chính phủ nên nó không thể tác động tới cán cân TM (NX).

Thực tế, đường NX dịch chuyển theo hướng tăng lên, song tỷ giá tăng lại làm cho NX giảm đúng một lượng như thế.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mại chỉ làm tăng TGHĐ mà không tác động đến sản lượng Y.

6.3. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ, MỞ CỬA, TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH ĐỊNH

6.3.1. Nhắc lại cơ chế hoạt động của chế độ tỷ giá cố định

Chế độ tỷ giá cố định là quy định 1 tỷ giá cố định giữa nội tệ và ngoại tệ. Ví dụ CP VN quy định 1 VN có giá trị cố định bằng 2 USD.

Trong những năm hậu chiến, hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng chế độ tỷ giá cố định.

Từ đầu thập kỷ 1970, hầu hết các nước lại chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi. Từ năm 1999, các nước châu âu xây dựng đồng tiền chung Euro  cố định tỷ giá. Một số khối nước có xu hướng bắt chước: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)… Hiện nay lại có xu hướng trở lại chế độ tỷ giá thả nổi.

Điều kiện: NHTW phải dự trữ ngoại tệ và nội tệ, đồng thời phải mua hoặc bán nội tệ tại mức giá được quy định trước.

Cơ chế: Nếu có ai đó muốn mua USD, NHTW phải sẵn sàng bán cho họ với giá 2 USD = 1 VNĐ, làm cho dự trữ USD của NHTW giảm đi. Ngược lại, nếu có ai đó muốn bán USD,

128

NHTW phải sẵn sàng mua cho họ với giá 2 USD = 1 VNĐ, làm cho dự trữ USD của NHTW tăng lên.

Chính sách cố định tỷ giá quyết định mức cung ứng tiền:

Giả sử tỷ giá NHTW công bố là 1 USD = 1 VNĐ

Giả sử tại mức cung ứng tiền ban đầu, tỷ giá trên thị trường tự do cân bằng là 2 USD = 1 VNĐ, cao hơn tỷ giá NHTW công bố 1 USD.

Khi đó, nhà đầu cơ sẽ mua USD trên thị trường tự do: Mất 2 VNĐ, được 4 USD  Bán 4 USD cho NHTW để được 4 VNĐ  Lợi 2 VNĐ.

Khi NHTW mua số USD này, nó sẽ đưa tiền việt ra, làm đường LM dịch sang phải  tỷ giá cân bằng giảm xuống.

Quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi tỷ giá cân bằng giảm xuống đến đúng mức NHTW công bố.

a) Tỷ giá cân bằng cao eehơn tỷ giá cố định ef: Giới đầu cơ mua USD trên thị trường tự do rồi bán cho NHTW  Tăng cung tiền, thu nhập tăng, LM dịch sang phải  tỷ giá cân bằng giảm dần về tỷ giá cố định.

Hình 6.9: Cơ chế ổn định tỷ giá

b) Tỷ giá cân bằng thấp hơn tỷ giá cố định: Giới đầu cơ dùng USD mua VNĐ trên thị trường tự do rồi bán cho NHTW  Giảm cung tiền, LM dịch sang phải  tỷ giá cân bằng tăng dần lên bằng với tỷ giá cố định.

129

Hình 6.10: Cơ chế ổn định tỷ giá (tiếp theo)

Lưu ý:

Mô hình Mundell Fleming là mô hình ngắn hạn nên các giá P và P* (thế giới) không đổi  Tỷ giá danh nghĩa cố định đồng nghĩa với tỷ giá thực cũng cố định.

Về dài hạn, tỷ giá danh nghĩa cố định nhưng tỷ giá thực có thể thay đổi  tỷ giá danh nghĩa không ảnh hưởng tới tỷ giá thực và các biến thực.

6.3.2. Chính sách tài khóa trong nền KT nhỏ, mở cửa, tỷ giá cố định

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)