Thay đổi chính sách tiền tệ (M hoặc r) chỉ ảnh hưởng tới đường LM. Tuy nhiên, dịch chuyển đường LM sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và lãi suất vì nó tạo ra giao điểm mới với đường IS.
5.3.1. Trường hợp NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ
Vì P không đổi, M tăng một lượng ∆M sẽ làm M/P tăng
Lý thuyết ưa thích thanh khoản cho rằng tại mọi mức thu nhập cho trước, việc gia tăng số cung tiền tệ thực (∆M/P) đều làm hạ lãi suất LM hạ xuống, trạng thái cân bằng chuyển từ A sang B.
108
Kết quả: Tăng cung tiền làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư, qua đó làm tăng thu nhập.
Hình 5.17: Sản lượng tăng lên khi NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ
Hình 5.17 cho thấy khi NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ ∆M, đường LM hạ xuống, cân bằng chuyển từ A xuống B. Lãi suất giảm, đầu tư tăng và thu nhập tăng…
5.3.2. Trường hợp Ngân hàng trung ương giảm lãi suất:
Cách phân tích và kết quả tương tự như trường hợp NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ vì để giảm lãi suất, NHTW cũng phải tăng cung tiền tệ.
5.4. KẾT HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG NỀN KINH TẾ ĐÓNG
5.4.1. Sự tương tác giữa hai loại chính sách
Trên thực tế, các chính sách tài khóa và tiền tệ không hoàn toàn độc lập nhau.
Khi có sự thay đổi của 1 trong 2 chính sách trên thì thường làm chính sách còn lại cũng thay đổi theo vì mỗi chủ thể kinh tế (Chính phủ, NHTW) đều có mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn riêng cần bảo đảm.
Sự tương tác giữa hai loại chính sách làm thay đổi kết cục hay tác động lý thuyết của một chính sách theo phân tích trong mục trên.
Ví dụ về phản ứng của NHTW khi Chính phủ tăng thuế:
Câu hỏi: Khi Chính thủ thực hiện chính sách tăng thuế thì NHTW sẽ phản ứng với chính sách thuế mới như thế nào ?
Có ba khả năng có thể xảy ra:
a) Trường hợp 1: NHTW giữ nguyên khối lượng tiền tệ
Đường LM không đổi. Tăng thuế làm Y giảm (vì Y = C(Y-T) + I + G) IS dịch chuyển sang trái Cân bằng từ A sang B. Thu nhập giảm và tiền nhiều hơn so với thu nhập nên lãi suất cũng giảm để M/P=L(r, Y) không đổi.
109
Hình 5.18: Chính phủ tăng thuế, NHTW giữ nguyên khối lượng tiền tệ
b) Trường hợp 2: NHTW muốn giữ lãi suất không đổi
Để lãi suất không giảm, LM phải dịch chuyển. Tăng thuế sẽ làm Y giảm (vì Y = C(Y-T) + I + G) IS dịch chuyển sang trái.
Đồng thời NHTW phải giảm cung tiền để giữ nguyên lãi suất vì M/P = L(r, Y)
LM cũng dịch chuyển sang trái (lên trên) để giữ lãi suất luôn luôn ở mức ban đầu.
Hình 5.19: Chính phủ tăng thuế, NHTƯ giữ nguyên lãi suất
c) Trường hợp 3: NHTW muốn ngăn chặn tình trạng giảm thu nhập do tăng thuế gây ra tức muốn giữ nguyên sản lượng ra tức muốn giữ nguyên sản lượng
110
Trong trường hợp này, NHTW phải tăng cung tiền Chính sách kết hợp tăng thuế và tăng tiền không gây ra suy thoái nhưng làm lãi suất giảm mạnh.
Mặt khác, sự kết hợp tăng thuế và chính sách tiền tệ mở rộng làm quá trình phân bổ các nguồn lực thay đổi:
• Tăng thuế làm giảm tiêu dùng C và thu nhập Y
• Ngược lại, lãi suất giảm xuống sẽ thúc đẩy đầu tư, làm tăng thu nhập Y. Kết cục chung: Thu nhập không đổi nhưng tiêu dùng giảm, đầu tư tăng.
Hình 5.20 mô tả trường hợp tăng thuế song NHTW vẫn muốn giữ nguyên thu nhập ban đầu
Hình 5.20: Chính phủ tăng thuế, NHTW muốn giữ nguyên sản lượng
Tóm lại: