Bầu lọc dầu kiểu ly tâm

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn (Trang 61 - 64)

Một số động cơ sử dụng thêm bầu lọc ly tâm để làm tinh khiết một phần dầu bôi trơn. 1. Cấu tạo

1. Vòi phun 2. Rô-to

3. Giclơ

4. Bạc lót trục rô-to

5. Ống đẫn dầu vào vòi phun 6. Ống dẫn dầu đi bôi trơn 7. Trục rô-to

8. Van an toàn

9. Vít điều chỉnh khe hở dọc trục rô-to

10. Lỗ dẫn dầu dọc trục rô-to

11. Nắp bầu lọc 12. Đế rô-to

13. Vỏ bầu lọc

14. Bulông lắp bầu lọc vào động cơ

Hình 6.3.7:Bầu lọc dầu ly tâm Mộtbầu lọc dầu ly tâm bao gồm:

- Vỏ bầu lọc đƣợc đúc bằng hợp kim nhôm, phía trên có nắp chụp bằng thép bao bọc bên ngoài để bảo vệ các chi tiết bên trong bầu lọc. Trên vỏ bầu lọc có các đƣờng dẫn dầu vào và đƣờng dẫn dầu ra.

- Nắp bầu lọc đƣợc lắp với vỏ bầu lọc bằng bulông hoặc đai ốc.

- Rô-to và trục: Trục rô-to là trục rỗng đƣợc lắp với vỏ bầu lọc. Rô-to lắp lỏng trên trục thông qua các bạc hoặc ổ bi. Trên rô-to có lắp hai gíclơ có lỗ hƣớng về hai

phía khác nhau.

- Lƣới lọc lắp phía dƣới nắp chụp để lọc sơ bộ dầu tránh cho gíclơ không bị tắc. 2. Nguyên lý hoạt động

Dầu đƣợc bơm dầu đẩy đến bầu lọc với một áp lực nhất định, dầu đi qua khe hở giữa ống 6 và trục 7 vào đầy khoang trống trong rô-to rồi qua lƣới lọc theo ống 5 tới hai gíclơ 1. Dƣới áp suất của bơm dầu, dầu sẽ phun qua hai lỗ gíclơ tạo thành ngẫu lực

quay theo rô-to, khi đó các phần tử cặn bẩn trong dầu có trọng lƣợng nặng hơn dầu sẽ văng ra dính vào nắp rô-to tạo thành lớp cặn bẩn. Khối dầu gần sát trục rô-to đƣợc lọc sạch. Dầu sạch theo lỗ dầu 3 chảy qua ống 6 đƣa trở về các-te hoặc vào đƣờng dầu chính đi bôi trơn. Lƣợng dầu phun ra qua giclơ 1 trở về các-te. Các tạp chất trong khối dầu do tác dụng của lực ly tâm khi rô-to quay sẽ tích tụ bám trên nắp rô-to thành hình parabol.

Tuỳ theo cách lắp bầu lọc ly tâm trong hệ thống bôi trơn, ngƣời ta chia bầu lọc thành 3 loại:

a. Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn

Trong hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm không hoàn toàn, bầu lọc ly tâm lắp song song với mạch dầu chính. Phƣơng án lọc ly tâm không hoàn toàn thừng đƣợc dùng trên các động cơ diesel. Đặc điểm của phƣơg án này là lƣợng dầu bôi trơn đi qua bầu lọc chỉ chiếm khoảng (10  15)% lƣợng dầu do bơm dầu cung cấp. Toàn bộ lƣợng

dầu đi bôi trơn đi qua bầu lọc thô 3 (hình 6.3.8). Đôi khi để tăng tác dụng lọc dầu, ngƣời ta dùng một bơm dầu để đẩy dầu bôi trơn qua bầu lọc ly tâm.

Hình 6.3.8: Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm không hoàn toàn

1. Bầu lọc ly tâm; 2&3. Bơm dầu bôi; 4. Bầu lọc tinh

b. Bầu lọc ly tâm hoàn toàn

Trong hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn, bầu lọc đƣợc lắp nối tiếp với mạch dầu chính. Do đó toàn bộ dầu bôi trơn cung cấp cho hệ thống đƣợc đi qua bầu lọc ly tâm.

Hình 6.3.9:Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn

1. Bơm dầu; 2. Van điều chỉnh áp suất; 3. Bầu lọc ly tâm; 4. Két làm mát dầu

Ở hệ thống này, chỉ có (15  20)% lƣợng dầu bôi trơn làm quay rô-to rồi quay trở về các-te, lƣợng dầu còn lại đi qua bầu lọc ly tâm đƣợc lọc sạch rồi đi theo đƣờng dầu ở giữa bầu lọc ly tâm vào đƣờng dầu chính để đến các ổ trục (hình 6.3.10). Hệ thống bôi trơn loại này không phải dùng bầu lọc thô nhƣ hệ thống boi trơn dùng bầu lọc ly tâm không hoàn toàn.

Hình 6.3.10:Bầu lọc ly tâm hoàn toàn

1. Giclơ; 2. Rô-to; 3. ống dẫn dầu; 4. Bạc lót; 5. Ống dẫn dầu vào giclơ; 6. ống dẫn dầu sạch đi bôi trơn; 7. Trục rô-to; 8. Van an toàn

c. Bầu lọc ly tâm lắp bù

Hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm lắp bù theo sơ đồ 6.3.11. Nguyên lý bù

mạch của bầu lọc nhƣ sau: Dầu nhờn trong các-te đƣợc bơm 1 bơm vào bầu lọc ly tâm 3. Sau khi đƣợc lọc sạch, dầu chảy vào đƣờng hút dầu của bơm dầu 2 để chuyển dầu lên đƣờng dầu chính. Nếu lƣợng dầu do bầu lọc ly tâm cấp không đủ, bơm 2 sẽ hút thêm dầu ở các-te bằng đƣờng dầu phụ 4. Ngƣợc lại nếu bầu lọc ly tâm cấp thừa dầu, đƣờng dầu phụ 4 sẽ đƣa dầu đã đƣợc lọc sạch trở về các-te.

Hình 6.3.11:Hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm lắp bù

1&2. Bơm dầu; 3. Bầu lọc ly tâm; 4. Đƣờng dầu phụ

Phƣơng án này có ƣu điểm làluôn đảm bảo lƣợng dầu bôi trơn cho các bề mặt ma sát ở tất cả mọi chế độ làm việc của động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn (Trang 61 - 64)