Trình tự lắp bơm dầu bôi trơn động cơ toyota 4Y

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn (Trang 50)

STT Nội dung công việc Hình vẽ minh họa

1. Lắp rô-to chủ động và rô-to bị động vào thân bơm

- Bôi một lớp dâu bôi trơn mỏng lên các chi tiết

- Quan sát dấu lắp ghép ban đầu của các chi tiết

- Lắp rô-to chủ động và rô-to bị động vào thân bơm

Chú ý: Các chi tiết sau khi đƣợc lắp vào thân bơm phải quay nhẹ nhàng

Hình 6.2.61: Lắp rô-to chủ động và rô-to bị

2. Lắp nắp bơm với thân bơm

- Đặt lắp bơm lên thân theo đúng vị trí đánh dấu

- Siết đều các bulông bắt nắp bơm

Mô-men siết: 8 N.m (80 kg.cm)

Hình 6.2.62: Lắp nắp bơm với thân bơm

3. Lắp van điều chỉnháp suất

- Bôi dầu bôi trơn lên bề mặt lắp ghép của các chi tiết

- Lắp các tiết theo thứ tự nhƣ hình minh họa

Chú ý: Không để sức căng lò xo tác dụng làm bật mất đai ốc điều chỉnh

Mô- men siết: 37 N.m

(375kg.cm)

Hình 6.2.63: Lắp van điềuchỉnh áp suất

1. Van điều chỉnh áp suất; 2 Lò van; 3 Đai ốc điều chỉnh

4. Lắp phao lọc dầu vào bơm dầu

- Thay đệm làm kín mới

- Siết đều đối xứng các bu-lông bắt phao lọc dầu với đƣờng ốngs hút

Mô-men siết: 12 N.m

(120kg.cm)

Hình 6.2.64: Lắp phao lọc dầu vào bơm dầu

1. Phao hút dầu; 2. Đệm làm kín; 3. Đƣờng ống hút; 4. Bề mặt lắp ghép của bơm với thân máy 5. Lắp bơm dầu vào thân máy

Bôi dầu bôi trơn vào bề mặt lắp ghép của bơm với thân máy

- Quay cho rãnh của trục bộ chia điện trùng với rãnh trục bơm dầu nhƣ hình minh họa

- Lắp bơm vào thân máy

Mô-men siết:

- Bơm dầu: 18 N.m (185kg.cm)

- Lọc dầu: 12 N.m (120kg.cm)

Hình 6.2.65: Lắp bơm dầu vào thân máy

1. Trục dẫn động bộ chia điện; 2. Rãnh lắp ghép giữa trục bộ chia điện và bơm dầu; 3.Vỏ bơm dầu

6.

6.1 Làm sạch lớp keo cũ, không để dầu rơi vào bề mặt lắp ghép của

thân máy các-te.

- Dùng dao cạo làm sạch keo khỏi bề mặt tiếp xúc của thân

máy và các-te.

- Làm sạch bề mặt lắp ghép bằng dung dịch không lẫn cặn

Chú ý: Không dùng dung môi làm

ảnh hƣởng đến bề mặt sơn và keo.

- Bôi keo làm kín lên bề mặt các-te

Lắp vào tuýp keo đầu phun có đƣờng kính miệng 3  5mm.

Bôi keo làm kín đều trên bề mặt lắp ghép của các-te.

Chú ý: Không bôi quá nhiều keo, nhất là vị trí gần các lỗ dầu có thể làm tắc lỗ dầu.

Sau khi bôi keo phải lắp các chi tiết trong vòng 3 phút. Nếu không phải làm sạch lớp keo và bôi lại keo mới.

Tháo ngay đầu phun khỏi tuýp keo và đậy nắp lại.

Hình 6.2.66: Bôi keo lên bề mặt lắp ghép của

các-te

6.2 Lắp các-te dầu

- Đặt nhẹ nhàng các-te lên thân

máy đúng vị trí của chốt định vị

trành cho các-te xê dịch làm keo tràn ra bề mặt lắp ghép

- Lắp các bulông, đai ốc bắt các- te với thân máy và siết bulông, đai ốc theo mômen quy định. Mômen siết bu-lông các-te: 13 N.m (130 kg.cm)

Mômen siết ốc xả dầu: 25N.m

(250kg.cm)

7. Lắp bầu lọc dầu vào thân máy

7.1. Làm sạch bề mặt lắp ghép và bôi dầu bôi trơn lên gioăng làm kín

Chú ý:

- Dùng giẻ lau, lau sạch bề mặt bầu lọc

- Bôi một lớp dầu mỏng lên vị trí

gioăng làm kín Hình 6.2.68: Bôi dầu bôi trơn lên gioăng làm kin bầu lọc mới

7.2 Lắp bầu lọc vào thân máy

- Vặn nhẹ bầu lọc bằng tay cho đến khi bầu lọc vào sát mặt lắp ghép

- Dùng dụng cụ chuyên dùng siết chặt khoảng 3/4 vòng

Mô men siết: 34 N.m (350kg.cm) Hình 6.2.69: Lắp bầu lọc dầu vào thân máy

8. Đổ dầu vào các-te

- Xác định lƣợng dầu cần đổ vào

các-te: 4.0 lít với động cơ 4Y

- Đổ dầu vào các-te qua lỗ đổ dầu

- Khởi động động cơ và kiểm tra sự rò rỉ của dầu

- Kiểm tra lại mức dầu bằng thƣớc thăm dầu: Mức dầu phải nằm trong khoảng hai vạch min (L) và

max (F) trên thƣớc thăm dầu Hình 6.2.70: Đổ dầu và kiểm tra mức dầu bôi trơn 9. Kiểm tra áp suất dầu

- Tháo cảm biến hoặc công tắc báo dầu

- Lắp đồng hồ báo áp suất vào vị trí công tắc hoặc cảm biến

- Vận hành động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc và quan sát đồng hồ báo áp suất

Áp suất dầu ở tốc độ không tải:

0,3 kg/cm2

Tại tốc độ 3.000 (Vòng/phút): (2,5- 5,0) kg/ cm2

Chú ý: Kiểm tra sự rò rỉ dầu sau khi lắp đặt lại hệ thống

2.7. Bài tập tháo, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa, lắp và điều chỉnh bơm dầu bôi trơn trên động cơ luyện tập

- Tháo bơm dầu bôi trơn ra khỏi động cơ thực tập

- Nhận dạng các bộ phận, chi tiết của bơm dầu bôi trơn trên động cơ luyện tập

- Kiểm tra, sửa chữa bơm dầu bôi trơn trên động cơ luyện tập

- Lắp và điều chỉnh bơm dầu bôi trơn trên động cơ luyện tập

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nhiệm vụ, phân loại bơm dầu bôi trơn

2. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu bôi trơn trên động cơ luyện tập 3. Xây dựng trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp bơm dầu trên động cơ luyện tập

BÀI 3: SỬA CHỮA BẦU LỌC DẦU 3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại

3.1.1. Nhim v

Trong quá trình làm việc, dầu bôi trơn bị phân huỷ và bị nhiễm bẩn bởi nhiều loại tạp chất nhƣ:

- Hạt kim loại do ma sát mài mòn;

- Các tạp chất lẫn trong không khí nạp nhƣ cát bụi và các tạp chất khác.Chúng theo không khí nạp vào xi-lanh rồi lẫn vào dầu bôi trơn;

- Muội than do nhiên liệu hoặc dầu nhờn cháy bám vào xi lanh, theo dầu bôi trơn xuống các-te;

- Các tạp chất hoá học do dầu bôi trơn biến chất, bị ô xi hoá hoặc do tác dụng của loại axit sinh ra trong quá trình cháy;

Để loại bỏ các tạp chất cơ học và hoá học, ngƣời ta sử dụng các bầu lọc dầu và phao hút dầu;

Nhƣ vậy, bầu lọc dầu có nhiệm vụ lọc sạch các bụi bẩn, tạp chất lẫn trong dầu trƣớc khi đi bôi trơn cho các bộ phận của động cơ hoặc làm tinh khiết dầu đảm bảo cho động cơ hoạt động bình thƣờng.

3.1.2. Yêu cu

Bầu lọc dầu có thể lắp trực tiếp hoặc lắp theo mạch rẽ. Khi bầu lọc dầu lắp trực tiếp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

3.1.2.1. Sức cản của bầu lọc không được quá lớn

3.1.2.2. Đảm bảo độ chênh lệch áp suất trước và sau bầu lọc

Độ chênh lệch áp suất phía trƣớc và phía sau bầu lọc không đƣợc vƣợt quá

0,1MN/m2 (1kg/cm2);

3.1.2.3. Lọc sạch các tạp chất cơ học

Các bầu lọc phải lọc sạch các tạp chất cơ học có kích thƣớc nhỏ

- Đối với bầu lọc thô: lọc đƣợc tạp chất có kích thƣớc tới 0,03 mm; - Đối với bầu lọc tinh: lọc sạch tạp chất có kích thƣớc đến 0,1m.

3.1.2.4. Lọc đươc các tạp chất hóa học

Bầu lọc cần phải lọc đƣợc các tạp chất hoá học nhƣ: các chất keo, nƣớc và axít

lẫn trong dầu bôi trơn.

3.1.3. Phân loi

Bầu lọc dầu có thể chia ra 4 loại chính sau:

3.1.3.1. Bầu lọc cơ khí

Loại này chủ yếu dùng các phần tử lọc cơ khí bao gồm:

1. Phao hút dầu: Loại này chủ yếu lọc các tạp chất cơ học có kích thƣớc khá lớn, phầntử lọc là một lƣới kim loại.

2. Bầu lọc thấm: Loại này lọc bằng cách cho dầu thấm qua các phần tử lọc bằng giấy, len dạ, nỉ; lá kim loại, sợi kim loại....

3.1.3.2. Bầu lọc ly tâm

1. Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn: Loại này lắp song song với mạch dầu chính,

nó chỉ lọc một phần dầu bôi trơn rồi đƣa về các-te.

2. Bầu lọc ly tâm hoàn toàn: Loại này mắc nối tiếp trong mạch dầu chính, nó lọc toàn bộ dầu bôi trơn rồi đƣa đi bôi trơn cho các bề mặt ma sát.

3.1.3.3. Lọc từ tính

Lọc từ tính dùng để lọc sạch mạt sắt lẫn trong dầu bôi trơn. Lọc loại này là một thanh nam châm lắp cùng nút dầu ở các-te có hiệu quả lọc mạt sắt rất cao nên đƣợc dùng ở tất cả các động cơ hiện nay.

3.1.3.4. Lọc hoá chất

Bầu lọc loại này dùng các hoá chất nhƣ cácbon hoạt tính, phèn chua,... để hấp thụ các tạp chất nhƣ nƣớc, các chất ôxít, các axít yếu,... có lẫn trong dầu.

3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

3.2.1. Phao lc du

Hình 6.3.1:Cấu tạo của phao lọcdầu

1.Đệm làm kín; 2.Vỏ phao; 3. Lƣới lọc; 4. Lẫy cài; 5. Bulông; 6. Đệm

Phao lọcdầu có kết cấu đơn giản, gồm bầu phao và lƣới lọc thô. Bầu phao làm

cho phao lọclúc nào cũng nổi lập lờ trên mặt thoáng của dầu nên có thể hút đƣợc dầu sạch và không có bọt khí. Lƣới lọc bằng đồng hoặc bằng thép, mắt lƣới lớn nên chủ yếu dùng để lọc sạchcặn bẩn và tạp chất có kích thƣớc lớn. Phao lọcđƣợc lắp với ống dẫn dầu bằng khớp động nên phao có thể lắc đi một góc nhất định. Do vậy, khi động cơ làm việc ở mọi độ nghiêng khác nhau, phao lọc bao giờ cũng nổi trên mặt dầu và không bị thiếu dầu.

3.2.2. Bu lc du kiu thm

Bầu lọc thấm đƣợc dùng rộng rãi trên động cơ ô tô. Tuỳ thuộc kết cấu của lõi lọc, nó có thể dùng để lọc thô hoặc lọc tinh dầu bôi trơn. Tuy nhiên các bầu lọc thấm đều có chung nguyên tắc hoạt động sau:

Dầu bôi trơn có áp suất cao từ bơm dầu đi vào đƣờng dầu vào của bầu lọc. Tại đây, dầu thấm qua lõi lọc. Các tạp chất có kích thƣớc lớn hơn khe hở của lõi lọc sẽ bị giữ lại ở

bên ngoài lõi (khe hở của lõi lọc có thể nhỏ tới 0,1m). Sau khi thấm qua lõi lọc, dầu đƣợc làm sạch qua đƣờng đầu ra, vào đƣờng dầu chính của động cơ để đi bôi trơn.

3.2.2.1. Bầu lọc thấm dùng tấm lọc kim loại

Trên động cơ ô tô, bầu lọc thấm có thể lọc thô dầu bôi trơn có cấu tạo nhƣ hình 6.3.2.

Hình 6.3.2:Cấu tạo của bầu lọc thấm dùng tấm lọc kim loại

1. Tay gạt; 2. Nắp bầu lọc; 3&11. Đệm làm kín; 4. Tấm gạt cặn; 5&6. Tấm lọc; 7. Trục lõi lọc; 8. Đai ốc xả cặn; 9. Vỏ bầu lọc; 10. Trục tấm gạt cặn; 12. Đƣờng dầu vào; 13. Van an

toàn; 14. Lò xo van an toàn; 15. Đai ốc điều chỉnh; 16. Đƣờng dầu ra

Lõi lọc của bầu lọc gồm các tấm lọc kim loại 1 và 2 xếp xen kẽ với nhau. Khe hở lọc của loại bầu lọc này thƣờng bằng (0,07 0,08)mm. Các tấm lọc 1 thƣờng dày khoảng (0,3  0,35)mm. Các tấm gạt cặn 4 lắp trên trục 5 cố định trên nắp bầu lọc.

Dầu bôi trơn theo đƣờng 8 vào không gian phía dƣới của bầu lọc và xung quanh lõi lọc. Dầu bôi trơn có áp suất cao thấm qua khe hở lọc (chiều mũi tên trên hình 6.3.2)

rồi lên khoang 7, sau đó vào đƣờng dầu chính và đi bôi trơn. Khi xoay tay gạt 9 làm trục 3 và lõi lọc quay nên các cánh gạt 4 sẽ gạt sạch các tạp chất bám ở phía ngoài lõi lọc. Bulông 14 dùng để xả cặn bẩn và nƣớc ra khỏi bầu lọc

Trƣờng hợp lõi lọc bị tắc, dầu bôi trơn không qua đƣợc lõi lọc. Lúc này dƣới tác dụng của áp suất dầu, van an toàn 6 sẽ mở để dầu đi thẳng vào đƣờng dầu chính mà không qua lõi lọc, tránh nguy cơ thiếu dầu cho động cơ. Bầu lọc thấm dùng tấm lọc kim loại là loại bầu lọc thô lắp nối tiếp trên mạch dầu chính.

3.2.2.2. Bầu lọc thấm dùng các dải lọc kim loại

Hình 6.3.3:Bầu lọc thầm dùng dải lọc kim loại 1. Ống lõi; 2. Dải lọc kim loại; 3. Vỏ bầu lọc

4. Đến bầu lọc; 5. Van an toàn

Bầu lọc gồm có các dải lọc 2 quấn quanh ống lõi 1 tạo thành lõi lọc lồng vào nhau. các dải lọc 2 có kết cấu đặc biệt, dải lọc đƣợc dập lõm xuống thành các rãnh dẫn dầu, do đó khi quấn sát vào nhau sẽ tạo thành khe lọc. Kích thƣớc của khe lọc khoảng

(0,01  0,09)mm. Khi động cơ làm việc, dƣới áp lực của bơm dầu dầu đƣợc đẩy vào bầu lọc và chui qua các khe lọc qua trục bầu lọc đi lên đƣờng dầu chính. Các cặn bẩn đƣợc giữ lại xung quanh lõi lọc. Khi lõi lọc bị tắc, van an toàn 5 mở cho dầu bôi trơn đi thẳng lên đƣờng dầu chính không qua lõi lọc. Van an toàn đƣợc lắp ở đế bầu lọc.

3.2.2.3. Bầu lọc thấm dùng lưới lọc bằng đồng

Bầu lọc loại này gồm có: các khung lọc bằng lƣới đồng xếp sít nhau trên trục 1 của bầu lọc. Lƣới đồng đƣợc dệt rất dày có thể lọc sạch tạp chất có kích thƣớc hạt khoảng (0,1  0,2)mm (hình 6.3.3).

Nguyên lý hoạt động của bầu lọc này cũng giống hai loại bầu lọc trên.

3.2.3. Bu lc thm lc tinh

3.2.3.1. Bầu lọc thấm có lõi lọc bằng giấy

Bầu lọc thấm có lõi lọc bằng giấy thƣờng đƣợc dùng để lọc tinh (hình 6.3.4).

Lõi lọc gồm các tấm lọc giấy 1 và 2 xếp xen kẽ nhau. Trên tấm lọc 2 có các rãnh dầu 3 ép lõm xuống. Vỏ 12 và nắp bầu lọc 8 đƣợc đúc bằng gang hoặc dập bằng thép. Giữa nắp và vỏ có đệm làm kín 11 bằng cao su và ghép chặt với nhau bằng bulông 10. Lõi lọc đƣợc ghép vào trục 4 của nó bằng đai ốc 13. Giữa lõi lọc và nắp có tấm chặn và

đệm bao kín không cho dầu lọt qua khe hở lắp ghép vào lỗ dầu trên trục lõi lọc mà dầu phải đi qua lõi lọc để lọc sạch cặn bẩn. Dƣới vỏ có ốc xả dầu 15 để xả nƣớc và cặn bẩn lắng xuống đáy bầu lọc.

1&2. Tấm lọc 3. Rãnh dẫn dầu

4. Lỗ chứa dầu của lõi lọc 5. Trục lõi lọc 6. Đai ốc xả dầu 7. Lỗ dẫn dầu trên trục 8. Đƣờng dầu vào 9. Nắp bầu lọc 10. Lò xo 11. Bulông nắt nắp bầu lọc 12. Đệm làm kín 13. Vỏ bầu lọc 14. Đai ốc giữ lõi lọc 15. Đƣờng dầu ra

Hình 6.3.4: Bầu lọc thấm dùng lõi lọc giấy Lỗ dẫn dầu trên trục 4 thƣờng rất nhỏ (đƣờng kính từ 1 2mm) và thƣờng chỉ có một lỗ để đảm bảo sức cản của bầu lọc và an toàn khi các tấm lọc bị rách.

Hoạt động: Dƣới tác dụng của bơm dầu, dầu bôi trơn đƣợc đẩy vào khoang chứa dầu trong vỏ bầu lọc. Dầu bôi trơn sau khi thấm qua khe lọc tập trung trên các rãnh 3 rồi chảy vào lỗ 6. Sau đó dầu đi theo lỗ 5 trên trục 4 chảy về các-te.

3.2.3.2. Bầu lọc thấm dùng lõi lọc bằng dạ

Lõi lọc của loại bầu lọc này đƣợc làm bằng các vòng dạ ép chặt vào nhau. Dầu bôi trơn sau khi thấm qua lõi lọc chui vào các lỗ trên trục bầu lọc 6 rồi đi bôi trơn. Bầu lọc loại này đƣợc lắp nối tiếp trên đƣờng dầu chính, áp suất của dầu khi lọc là

Hình 6.3.5:Bầu lọc thấm dùng lõi lọc dạ

1. Trục bầu lọc; 2. Ống dẫn dầu bôi trơn; 3.Ống dẫn dầu vào; 4.Đồng hồ áp suất; 5. Lõi lọc; 6. Vòng dạ lọc; 7. Vỏ bầu lọc

3.2.3.3. Bầu lọc thấm tổ hợp

Trong một số động cơ dùng trên ô tô còn dùng bầu lọc dầu tổ hợp (hình 6.3.6).

Lọc thô bao phía ngoài, dùng lõi lọc kiểu lƣới lọc hoặc dải lọc. Lọc tinh đặt phía bên trong dùng lõi lọc bằng giấy.

Hình 6.3.6: Bầu lọc kiểu tổ hợp

1. Lọc thô; 2. Lọc tinh

4. Ƣu, nhƣợc điểm của bầu lọc thấm * Ƣu điểm

- Các loại bầu lọc thấm có khả năng lọc rất tốt, lọc rất sạch

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)